Ở lứa tuổi mầm non, tình cảm và kĩ năng xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách và chi phối mạnh mẽ đời sống của trẻ. Trẻ luôn có nhu cầu, đòi hỏi mọi người thể hiện tình cảm với trẻ và trẻ cũng muốn thể hiện tình cảm với người khác.
Việc phát triển các mặt tình cảm – xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Chính việc phát triển tính độc lập, khả năng tập trung và làm theo các chỉ dẫn đơn giản là vô cùng thiết yếu giúp trẻ học tập tốt ở trường phổ thông sau này. Ở độ tuổi này, tình cảm luôn được chi phối mọi hoạt động của chúng. Sự chậm phát triển ở lĩnh vực này có thể dẫn đến sự chậm phát triển của các lĩnh vực khác và ngược lại. Vì vậy, giáo dục phát triển tình cảm – xã hội cho trẻ trong trường mầm non cần được tiến hành trong một tổng thể bao gồm cả giáo dục phát triển thể lực, phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức, các lĩnh vực phát triển này có mỗi quan hệ khăng khít với nhau trong quá trình phát triển của trẻ.
Khi trẻ tham gia vào các hoạt động lao động, tạo cho trẻ nhiều cơ hội được phục vụ bản thân, tạo ra các sản phẩm nào đó, được giúp đỡ người khác, phối kết hợp với các bạn tăng tình đoàn kết thân thiết với các bạn trong lớp. Từ đó trẻ cảm nhận được ý nghĩa của hoạt động lao động và có tình cảm tích cực với hoạt động.
Khi tham gia hoạt động này trẻ phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết công việc được giao. Qua đó trẻ còn thu được những kiến thức mới, học được các cách thức hành động mới. Trẻ được rèn luyện nhiều kĩ năng lao động, kĩ năng nhận thức. trẻ biết hợp tác với mọi người, biết làm việc độc lập, yêu thích lao động.
Bé giúp mẹ gấp quần áo
Bé nhặt rau giúp mẹ
Bé làm bưu thiếp tặng mẹ