Chào mừng các bạn đến với trường mầm non Hùng Vương
Cập nhật : 15:55 Thứ tư, 17/11/2021
Lượt đọc: 296

Phương án phòng chống dịch bệnh Covid-19

Số/Ký hiệu: Số 06/PA-MNHVNgày ban hành: 13/11/2021
Ngày hiệu lực: 13/11/2021Người ký: Vũ Thị Thu Hà
Trích yếu: Phương án phòng chống dịch bệnh Covid-19
Nội dung:

PHƯƠNG ÁN

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID – 19 TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Thực hiện Công văn số 2398/SGDĐT-VP ngày 01/11/2021 của Sở GDĐT thành phố Hải Phòng; Công văn số 305/PGDĐT ngày 05/11/2021 của Phòng giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng về thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới; Kế hoạch số 74/KH-MNHV ngày 06/11/2021 của trường mầm non Hùng Vương về về thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới;  

Ban chăm sóc sức khỏe trường Mầm non Hùng Vương xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Chuẩn bị tốt mọi điều kiện về cơ sở vật chất để thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh xâm nhập vào nhà trường.

- Tăng cường kỹ năng phòng, chống dịch bệnh cho học sinh, CBGVNV, phụ huynh trong nhà trường khi tham gia học tập, công tác tại trường.

- Tiếp tục tuyên truyền các biện pháp về phòng, chống dịch bệnh đến tất cả CBGVNV và phụ huynh.

2. Yêu cầu

- CBGVNV, phụ huynh thực hiện nghiêm túc mọi biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho bản thân và phụ huynh (Đặc biệt khuyến cáo 5K của Bộ y tế); cài đặt và quét mã QR khi ra vào trường.

- CBGVNV, phụ huynh thực hiện khai báo y tế và làm theo sự hướng dẫn của y tế nếu có liên quan đến các vùng dịch, F0, F1, F2, F3.

II. Nội dung thực hiện

1. Khi trường không có ca bệnh

1.1 Đối với nhà trường

* Công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn trường học

- Cắt tỉa cây xanh, cây cảnh, thu gom xử lý rác thải, không để nước đọng.

- Vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị, bàn, ghế, lau sàn, cửa, tay nắm, nhà vệ sinh … bằng dung dịch sát khuẩn Cloraminb, xà phòng, nước tẩy rửa thông thường.

- Giặt, phơi chăn, chiếu, gối, thảm.

- Tổ chức phun khử khuẩn toàn trường.

- Mở cửa thông thoáng, sử dụng quạt, hạn chế sử dụng điều hòa. Nếu sử dụng điều hòa, cuối buổi học phải mở cửa cho thông thoáng.

- Thời gian, số lượng học sinh và ngừng một số hoạt động theo hướng dẫn của địa phương căn cứ yếu tố dịch tễ và nguy cơ.

- Hạn chế tiếp xúc giữa trẻ các lớp với nhau

- Quy định, hướng dẫn trẻ: Rửa tay/sát khuẩn tay; che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, không khạc nhổ bừa bãi; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; không dùng chung các đồ dùng cá nhân; bỏ rác đúng nơi quy định.

* Đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị vệ sinh, y tế trong nhà trường

- Có đủ nước sạch cho trẻ sử dụng.

- Đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ gồm: ca, khăn, bát, thìa, gối (Đảm bảo đã được giặt, phơi, hấp sạch sẽ hàng ngày).

- Dung dịch rửa tay sát khuẩn, xà phòng Laboy đủ cho trẻ sử dụng hàng ngày.

- Lớp học sạch, luôn mở cửa thông thoáng.

- Nhà vệ sinh sạch, đảm bảo khô ráo, được cọ rửa 2 lần/ngày.

- Thùng rác có nắp đậy được thu gom xử lý hàng ngày, cọ rửa sạch sẽ.

- Đảm bảo mỗi lớp có 1 máy đo thân nhiệt, dung dịch rửa tay khô, khẩu trang cho phòng y tế.

- Bố trí phòng y tế để cách ly trẻ, CBGVNV khi có biểu hiện ho, sốt, khó thở (trong trường hợp cần thiết).

- Phối hợp với Trạm y tế phường để được hướng dẫn, cấp phát tài liệu tuyên truyền phòng chống dịch bệnh.

- Có khuyến cáo về phòng chống dịch bệnh, hướng dẫn cài đặt phần mềm Vietnam health declaration, mã quét QR tại cổng.

* Công tác kiểm tra, giám sát

- Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 phân công CBGVNV đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại nhà trường.

- Tổ công tác hàng ngày rà soát các đối tượng CBGVNV, phụ huynh có liên quan vùng dịch, ca bệnh để tổng hợp báo cáo PGD để có biện pháp xử lý kịp thời.

1.2 Đối với giáo viên

- Thông qua zalo, fabook để gửi các thông tin, hướng dẫn cha mẹ trẻ về những nội dung sau:

+ Về hoạt động vệ sinh phòng, chống dịch bệnh của trường, lớp; các biện pháp cha mẹ và trẻ cần thực hiện khi đến trường.

+ Hướng dẫn phụ huynh cài đặt phần mềm Vietnam health declaration để quét mã QR khi ra vào trường;

+ Thông tin các biện pháp bảo vệ sức khỏe, theo dõi sức khỏe trẻ tại nhà; phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trong việc theo dõi sức khỏe trẻ (nếu trẻ có biểu hiện ho, sốt, khó thở thông báo ngay cho nhà trường, đồng thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị);

+ Hướng dẫn biện pháp vệ sinh cá nhân, thao tác rửa tay, khuyến cáo 5K;

+ Tổ chức đón, trả trẻ tại khu vực được phân (theo phương án số 01) để hạn chế tiếp xúc của phụ huynh với trẻ của lớp.

- Đảm bảo thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục theo kế hoạch năm đã xây dựng.

1.3. Đối với nhân viên

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch bệnh của Bộ y tế.

- Phối hợp chặt với các bộ phận trong việc hướng dẫn phụ huynh, học sinh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại trường.

- Nhân viên bảo vệ: Hướng dẫn phụ huynh, khách đến liên hệ công việc quét mã QR hoặc khai báo y tế khi đến trường.

- Nhân viên nấu ăn: Thực hiện tốt công tác VSATTP và chất lượng bữa ăn để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

2. Khi trường có học sinh, CBGVNV sốt, ho, khó, thở nghi mắc bệnh

2.1. Công tác xử lý khi xuất hiện ca nghi mắc bệnh

- Đưa đến phòng y tế ngay để kiểm tra, theo dõi, cách ly.

- Cung cấp khẩu trang, hướng dẫn đeo đúng cách cho đối tượng nêu trên, phối hợp cha mẹ học sinh khai thác tiền sử tiếp xúc của học sinh, tham vấn ý kiến của y tế địa phương.

2.2. Công tác vệ sinh

- Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như dung dịch tẩy rửa đa năng hoặc các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05-0,1% Clo hoạt tính để lau các bề mặt tiếp xúc hoặc sàn nhà; dùng cồn 70% để lau các bề mặt thiết bị điện tử dễ bị ăn mòn bởi hóa chất hoặc có tiết diện nhỏ

- Bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn lan can...(02 lần/ngày).

- Sàn nhà, phòng học, phòng chức năng, khu vệ sinh... (01 lần/ngày hoặc khi cần thiết).

- Thiết bị giáo dục sau mỗi buổi học hoặc khi thấy bị bẩn.

- Tay nắm cửa xe, tay vịn, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe ...của phương tiện đưa đón học sinh sau mỗi chuyến đưa, đón học sinh (nếu có)

- Hạn chế sử dụng các đồ chơi, dụng cụ học tập bằng các vật liệu không khử khuẩn được.

- Bố trí đủ thùng đựng rác, thu gom, xử lý hàng ngày

            2.3. Xử trí các trường hợp nghi mắc, phong tỏa dập dịnh

- Thông báo cho Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch, Tổ an toàn Covid-19 của nhà trường, phụ huynh học sinh.

- Cung cấp khẩu trang y tế và hướng dẫn đeo đúng cách.

- Yêu cầu hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, tránh tiếp xúc gần dưới 02 mét với những người khác.

- Thông báo cho lực lượng đã được phân công để phân luồng lối đi từ khu vực có trường hợp nghi ngờ đến phòng cách ly tạm thời.

- Hướng dẫn trường hợp nghi ngờ di chuyển theo lối đi đã được phân luồng để đến phòng cách ly tạm thời.

- Gọi điện thoại cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc của Bộ Y tế (số điện thoại 1900 9095) hoặc cơ quan y tế theo quy định của địa phương để được tư vấn, xét nghiệm SARS-CoV-2 và nếu cần thì đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

- Không sử dụng phương tiện giao thông công cộng để di chuyển trường hợp nghi mắc đến cơ sở y tế.

- Lập danh sách người tiếp xúc và thực hiện khử khuẩn tại nơi làm việc khi cơ quan y tế yêu cầu

3. Khi có bệnh nhân Covid-19 trong trường học

- Phong toả tạm thời ngay toàn bộ trường học

- Thông báo và phối hợp với cơ quan y tế địa phương để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Lập tức tách F0 và đưa F0 đi cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo quy định

- Rà soát ngay để phát hiện toàn bộ học sinh, giáo viên, người lao động đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh trong trường học và đang ở trong cộng đồng. Tổ chức ngay việc cách ly tạm thời tại trường học ca bệnh nghi ngờ và tổ chức lấy mẫu đơn tại một khu vực riêng.

- Truy vết F1 triệt để tại trường học cũng như trong cộng đồng.

- Tại trường học: Tách ngay F1 ra một khu vực riêng để tổ chức cách ly theo quy định; tất cả học sinh, giáo viên trong cùng lớp học có F0 được coi là F1; lấy mẫu bệnh phẩm F1 lần đầu theo mẫu đơn.

- Đối với cán bộ, giáo viên, học sinh là F1 đang ở cộng đồng, yêu cầu ở yên tại nơi lưu trú và thông báo ngay cho y tế cơ sở để xử lý.

- Tổ chức ngay lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho tất cả học sinh, giáo viên, người lao động của trường (Những người đang có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh và F1 thì lấy mẫu xét nghiệm đơn. Những người khác thì nên lấy mẫu xét nghiệm gộp 5 – 10.)

- Rà soát F2, xem xét lấy mẫu xét nghiệm cho F2 nếu tiên lượng thấy nguy cơ F1 có thể đã trở thành F0 và lây cho F2.

- Hướng dẫn cho F2 về cách ly tại nhà, nơi lưu trú và chờ kết quả xét nghiệm của F1.

- Trong khi chờ kết quả xét nghiệm: Học sinh, giáo viên, người lao động đang có mặt tại trường ở nguyên tại chỗ.

- Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống lây nhiễm vì nguy cơ xảy ra lây nhiễm trong lúc phong tỏa tạm thời là rất cao: lớp học nào ở yên lớp học đó, tự quản và thực hiện 5K

- Kết quả xét nghiệm âm tính, cơ quan y tế địa phương đánh giá nguy cơ, dịch tễ để xác định F2 được kết thúc việc cách ly tại nhà và tiếp tục quay trở lại học tập, thực hiện 5K

- Rà soát truy vết F1 tại trường một lần nữa tránh bỏ sót F1 (Tất cả học sinh, giáo viên trong cùng lớp học có F0 được coi là F1)

- Tất cả học sinh, giáo viên, người lao động nhà trường thuộc diện F1 sẽ ra quyết định cách ly đủ thời gian quy định.

4. Yêu cầu về cơ sở vật chất khi cách ly tạm thời

- Có công trình vệ sinh khép kín;

- Cửa phòng bố trí nơi rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh để thuận tiện sử dụng;

- Đảm bảo thực hiện phòng chống lây nhiễm bằng việc thực hiện vệ sinh thông khí; hàng ngày lau rửa nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong phòng bằng các dung dịch sát khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường, nhà vệ sinh sạch sẽ;

- Bố trí thùng đựng chất thải có nắp đậy (Thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng của người cách ly vào thùng đựng chất thải. Đối với trường hợp có yếu tố tiếp xúc dịch tễ thì thu gom, vận chuyển và xử lý như chất thải lây nhiễm theo hướng dẫn của trạm y tế cấp xã; thu gom các rác thải sinh hoạt khác vào thùng đựng rác thải thông thường);

- Đảm bảo trang thiết bị y tế cơ bản theo quy định;

- Có nội quy khu vực cách ly: hạn chế tối đa những người không phận sự vào khu vực cách ly; đảm bảo an ninh, an toàn; không tổ chức ăn uống tập trung trong khu vực cách ly; cung cấp suất ăn cho người được cách ly và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Ban chỉ đạo PCD của trường phân công đôn đốc, kiểm tra, giám sát, thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Y tế.

5. Triển khai thực hiện phương án

 - Hiệu trưởng nhà trường rà soát, củng cố, kiện toàn lại Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid -19; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để xử lý ngay các tình huống phát sinh về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong năm học 2021-2022; thường xuyên theo dõi, đôn đốc tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 ở đơn vị, nhất là thực hiện yêu cầu 5K.

- Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thường xuyên giữ mối liên hệ với Trạm Y tế phường để được tư vấn, hướng dẫn trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại nhà trường; triển khai Phương án đến CBGVNV, phụ huynh đồng thời, đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở thực hiện nghiêm túc.

 - Hướng dẫn CBGVNV triển khai thực hiện việc dạy học trực tiếp hoặc onlai đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất có thể.

- Thông báo công khai số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ trường khi có dịch bệnh xảy ra; triển khai Quyết định số 3888/QĐ-BYT ngày 08/9/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành sổ tay hướng dẫn phòng chống dịch Covid-19 tại cộng đồng trong trạng thái bình thường mới đối với nội dung phòng, chống dịch Covid-19 tại trường học.

          Trên đây là phương án phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới, yêu cầu các thành viên trong nhà trường nghiêm túc thực hiện, có gì vướng mắc xin liên hệ với Ban Giám hiệu để được giải đáp./.

Địa chỉ: Số 11 - Trương Văn Lực - Hùng Vương - Hồng Bàng - Hải Phòng

Điện thoại 0225.850186 - 0225.538405