Chào mừng các bạn đến với trường mầm non Hùng Vương
Cập nhật : 4:21 Thứ tư, 10/5/2023
Lượt đọc: 170

Phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023

Số/Ký hiệu: Số: 01/PA-MNHVNgày ban hành: 19/4/2023
Ngày hiệu lực: 19/4/2023Người ký: Vũ Thị Thu Hà
Trích yếu: Phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023
Nội dung:

I. Đặc điểm chung

1.Vị trí địa lý khu vực cứu hộ, cứu nạn

- Trường mầm non Hùng Vương diện tích 3304,28m, có 3 dãy nhà 2 tầng, kết cấu tường gạch khung bê tông cốt thép, mái bê tông lợp tôn chống nóng, với diện tích sử dụng 1500m. Mỗi dãy có 1 cầu thang bộ rộng và đều đi thông được sang nhau.

- Trường nằm ở trung tâm phường Hùng Vương thuộc tổ Cam Lộ 3. Phía đông, phái bắc giáp khu dân cư Cam Lộ 4, phía tây giáp UBND phường Hùng Vương, phía nam giáp đường QL5.

          2. Đặc điểm giao thông

          - Cơ sở nằm gần đường QL5, trên mặt đường Trương Văn Lực là đường nhựa to ô tô, xe cứu hỏa, cứu thương.... ra vào thuận lợi.

          - Trường gần UBND Phường Hùng Vương, Trạm y tế Phường, bệnh viện Giao Thông là những nơi có thể hỗ trợ ứng cứu khi thiên tai xảy ra.

          - Cổng, sân trường rộng các phương tiện ra vào thuận tiện.

          3. Đặc điểm khác

          - Số lượng người: 38 CBGVNV; 442 học sinh tuổi từ 24 tháng 6 tuổi.

- Tài sản: gồm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học, sách, tài liệu, bàn (200 chiếc) ghế (500 chiếc), tủ các loại (30 chiếc)...

- Thiệt bị điện: gồm 120 quạt trần, quạt treo, 16 máy tính, 27 điều hòa.

- Bếp: gồm 1 hệ thống 3 bếp ga công nghiệp, 1 tủ cơm, 1 tủ sấy bát, 1 tủ đun nước, máy xay thịt.

          - Hệ thồng điện đảm bảo các dãy nhà đều có cầu dao tự ngắt.

          - Có 1 bể nước ngầm thể tích 15m khối.

 II. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích:

- Tìm kiếm và dùng các phương tiện, trang thiết bị để cứu người và di chuyển tài sản, thiết bị tới nơi an toàn.

- Tìm và triển khai các biện pháp khắc phục giảm thiểu mức độ thiệt hại về người và tài sản.

2. Yêu cầu:

- Nắm vững địa hình, thuận lợi và khó khăn trong khu vực cứu hộ, cứu nạn.

- Chủ động nhanh chóng, tích cực và đạt hiệu quả.

- Thực hiện đúng phương châm: cứu người trước và di chuyển tài sản sau.

- Hiệp đồng chặt chẽ với các bộ phận và cơ quan chức năng liên quan.

III. Lực lượng, phương tiện cứu hộ tại chỗ

1. Lực lượng

- Số đội viên đội tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ: 10 người

- Lực lượng hỗ trợ: 18 người

- Đội trưởng: Bà Vũ Thị Thu Hà - Hiệu trưởng (Trưởng ban)

- Số người có mặt thường xuyên trong giờ làm việc: 38 người

- Trực đêm: 01 người (khi có bão lụt, thiên tai bổ sung người trực theo bảng phân công).

2. Phương tiện

TT

Tên phương tiện

Số lượng

Ghi chú

1

Đèn phin

03 chiếc

 

2

Búa tạ

01 chiếc

 

3

Kìm

03 chiếc

 

4

Xà beng

02 chiếc

 

5

Xẻng

03 chiếc

 

6

Cuốc

03 chiếc

 

7

Ủng

10 đôi

 

8

Áo mưa

10 bộ

 

9

Ni lông, bạt

50m

 

10

Tủ thuốc

14 chiếc

 

11

Thang

02 chiếc

 

12

Câu liêm

02 chiếc

 

13

Chăn chiên

100 chiếc

 

14

Xô, chậu

50 cái

 

15

Vòi bơm áp lực

02 cái

40m/1 vòi

IV. Đối tượng, phạm vi và tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ

- Đối tượng: Học sinh có mặt tại trường (từ 2 tuổi đến 6 tuổi).

- Phạm vi tìm kiếm: tại các lớp học, khu vực trong trường.

- Tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

- Lực lượng hiệp đồng, hỗ trợ: CBGVNV có mặt tại đơn vị, phụ huynh.

V. Biện pháp thực hiện

1. Nguyên tắc cứu nạn, cứu hộ:

- Ưu tiên cứu người trước rồi mới đến tài sản; quá trình cứu người song song với phòng chống thiên tai.

          - Huy động mọi phương tiện cần thiết để cứu người và phòng chống thiên tai.

          - Liên hệ các đơn vị cần thiết hỗ trợ: Đội phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ phường, quận; trạm y tế phường; bệnh viện sản 2; UBND phường; công an phường.

          - Tổ chức vận chuyển tài sản ra vị trí an toàn, tổ chức bảo vệ an toàn tài sản.

          2. Tổ chức thực hiện

          2.1. Chống bão

- Khi nhận được các thông tin bão qua phương tiện thông tin đại chúng, tất cả các thành viên ban chỉ đạo và đội tìm kiếm cứu hộ cứu nạn phải có mặt kịp thời, thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng ban, trực 100% trong thời gian bão lụt xảy ra.

          - Kiểm tra cơ sở vật chất (mái nhà, hệ thống cửa, hệ thống điện, đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị chăm sóc, giáo dục trẻ, bàn, ghế, tủ, thiết bị điện, hồ sơ sổ sách….) có các biện pháp bảo quản tránh ẩm ướt, hư hỏng, di chuyển đến nơi an toàn.

          - Cột các cửa sổ, cửa ra vào bằng dây thép; kiểm tra hệ thống điện đảm bảo an toàn, không đứt, dò rỉ, ngắt cầu dao hệ thống không cần thiết.

          - Tập trung kiểm tra số lượng học sinh có mặt tại trường khi bão, lũ xảy ra, nếu tình hình chưa nguy hiểm thông báo cho phụ huynh đón ngay về. Nếu học sinh không về kịp cần giữ học sinh an toàn tại lớp, không để cháu nào ra ngoài (GV phải nắm được số lượng học sinh có mặt tại lớp, giữ ổn định, động viên tinh thần học sinh và cha mẹ, chịu trach nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh, phối hợp chặt chẽ với các thành viên ban chỉ đạo để thực hiện tốt sự chỉ đạo của Trưởng ban).

          - Thường xuyên liên lạc với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, lụt bão phường, quận để có phương án thực hiện tối ưu nhất.

          2.2. Chống lụt

- Đảm bảo khơi thông, tiêu thoát nước nhanh, không để ngập úng đến tài sản, lớp học nhất là tầng 1, giữ vệ sinh môi trường sau khi nước rút.

- Nếu nước ngập tầng 1 nhanh chóng huy động 50% nhân lực kê cao bàn, ghế, chuyển đồ dùng, thiết bị dễ ướt lên tầng 2.

2.3 Chống nắng nóng, rét đậm, rét hại

- Nắng nóng: Không cho trẻ chơi ngoài trời, hạn chế tổ chức các hoạt động vận động mạnh, bổ sung dinh dưỡng, các loại nước chanh, cam, sữa chua trong thực đơn của trẻ. Bảo dưỡng, duy tu hệ thống quạt, điều hòa trước khi vào mùa nóng. Chăm sóc, trồng bổ sung cây xanh hàng năm để duy trì bóng mát, giảm mức độ nóng nắng trong nhà trường.

- Rét đậm, rét hại: Có kế hoạch bổ sung chăn, đệm, thảm khi vào mùa đông đủ theo sĩ số trẻ. Theo dõi dự báo thời tiết để cho trẻ nghỉ học theo quy định của Bộ Giáo dục (dưới 10 độ), nếu có trẻ ở trường không cho trẻ ra ngoài trời, tổ chức hoạt động vận động cho ấm, đảm bảo trẻ ăn đủ dinh dưỡng, ăn nóng.

3. Tham gia khắc phục hậu quả sau thiên tai, bão lụt

          - Toàn thể CBGVNV nhà trường theo sự phân công chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, bão lụt của trường.

          - Báo cáo thiệt hại, phương án khắc phục với Ban chỉ đạo cấp trên.

          Trên đây là phương án phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ của trường Mầm non Hùng Vương năm 2023, đề nghị các thành viên trong Ban chỉ đạo, các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn, tổ hành chính nghiêm túc thực hiện, nếu có vướng mắc xin liên hệ với Ban chỉ đạo để được hướng dẫn giải quyết./.

Địa chỉ: Số 11 - Trương Văn Lực - Hùng Vương - Hồng Bàng - Hải Phòng

Điện thoại 0225.850186 - 0225.538405