Chào mừng các bạn đến với trường mầm non Hùng Vương
Cập nhật : 17:25 Thứ ba, 28/12/2021
Lượt đọc: 580

Quy chế làm việc trường mầm non Hùng Vương

Số/Ký hiệu: Quyết định số 36/QĐ-MNHVNgày ban hành: 15/10/2021
Ngày hiệu lực: 15/10/2021Người ký: Vũ Thị Thu Hà
Trích yếu: Quy chế làm viẹc
Nội dung:

UBND QUẬN HỒNG BÀNG

TRƯỜNG MẦM NON HÙNG VƯƠNG

Số: 36/QĐ-MNHV

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

P. Hùng Vương, ngày 15 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Quy chế làm việc trường mầm non Hùng Vương

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON HÙNG VƯƠNG

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Điều lệ trường mầm non Ban hành kèm theo Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGD ĐT-BNV ngày 15/4/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GDĐT-BNV quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;

Căn cứ Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT, ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Chế độ lao động đối với giáo viên Mầm non;

Căn cứ tình hình thực tế nhà trường,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định Quy chế làm việc trường mầm non Hùng Vương.

Điều 2. Quy chế này áp dụng ở trường mầm non Hùng Vương.

Điều 3. Các Ông (Bà) là cán bộ, giáo viên, nhân viên, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các tổ chức đoàn thể trong trường mầm non Hùng Vương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này thay thế Quyết định số 42A/QĐ-MNHV ngày 09/10/2015 của trường mầm non Hùng Vương.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

Vũ Thị Thu Hà

 

 

 

TRƯỜNG MẦM NON HÙNG VƯƠNG

 

QUY CHẾ

Làm việc trường mầm non Hùng Vương

(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/QĐ-MNHV ngày 15/10/2021

của Hiệu trưởng trường mầm non Hùng Vương)

 

 


CHƯƠNG I

VỊ TRÍ , NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA NHÀ TRƯỜNG

 

Điều 1. Vị trí

Trường mầm non Hùng Vương được thành lập tháng 9/1981 (Tờ trình số 02/TTr-MNHV ngày 09/2/2012 của UBND quận Hồng Bàng công nhận trường mầm non Hùng Vương là trường công lập thuộc UBND quận Hồng Bàng quản lý), trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng kế hoạch phát triển của nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.

2. Tổ chức chăm sóc, giáo dục (nuôi dạy) trẻ trong độ tuổi từ 2 tuổi đến 6 tuổi theo chương trình giáo dục Mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

2. Chủ động đề xuất tham gia tuyển dụng và điều động cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy mô số lớp, học sinh của trường; Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em.

4. Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

5. Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục.

6. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện hỗ trợ các lớp giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục.

7. Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.

8. Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình cha mẹ trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

9. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.

10. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG II

CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM

 

Điều 3. Chế độ trách nhiệm và quyền hạn của Hiệu trưởng

1. Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng theo quy định của Luật Giáo dục và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND quận Hồng Bàng, trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo về mọi hoạt động của nhà trường về những công việc được phân công;

2. Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường Thực hiện dân chủ, công khai trong quản lý, điều hành hoạt động của nhà trường; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật;

3. Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới.

 4. Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) và phụ huynh. Khi CBGVNV và phụ huynh đăng ký được gặp và có nội dung, do cụ thể phải bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.

5. Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong nhà trường.

6. Chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của CBGVNV và phụ huynh và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân; kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền.

7. Chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động và người có hành vi trả thù, trù dập CBGVNV và cha mẹ trẻ và trẻ; khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.

8. Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh phòng chống những biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu giếm, bưng bít, làm sai lệch sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác trong nhà trường.

9. Phối hợp với Công đoàn tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động mỗi năm một lần vào đầu năm học theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác có liên quan.

Điều 4. Chế độ trách nhiệm và quyền hạn của Phó hiệu trưởng

1. Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về nhiệm vụ được Hiệu trưởng phân công;

2. Cùng với Hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước cấp trên về phần việc được giao;

3. Thay mặt Hiệu trưởng điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng ủy quyền.

Điều 5. Phân công nhiệm vụ cụ thể của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng

-  Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục;

- Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, quyết định khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định; Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, tài sản của nhà trường;

- Kiểm tra lịch tuần, sổ trực, hòm thư góp ý, các văn bản đi, đến;

- Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công việc theo tháng, học kì, năm học trước Hội đồng trường, Hội đồng sư phạm và các cấp có thẩm quyền;

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia kiểm tra, tư vấn các hoạt động chăm sóc giáo dục 2 giờ/tuần;

-  Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường (Công đoàn, Chi đoàn) hoạt động nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ;

- Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng; đề xuất tham mưu với PGD, UBND quận, chính quyền địa phương về các vấn đề có liên quan đến nhà trường.

2. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn

- Phụ trách chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên, công tác thư viện, các hoạt động phòng năng khiếu và quản lí nhóm lớp ngoài công lập…; Giúp Hiệu trưởng xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch, tổng hợp báo cáo chất lượng chuyên môn, các chuyên đề, phòng thư viện và các hoạt động phòng năng khiếu; bồi dưỡng thường xuyên và chuyên môn cho giáo viên; gửi và lưu trữ văn bản đi, đến về chuyên môn.

- Tham mưu về công tác nhân sự, quản lý đội ngũ, tài sản, CSVC trong nhà trường;

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia kiểm tra, tư vấn các hoạt động chăm sóc giáo dục 4 giờ/tuần.

- Ghi biên bản thanh tra, kiểm tra chuyên môn các khối lớp;

- Tham gia phối kết hợp với các bộ phận thực hiện các nhiệm vụ chung của trường.

- Chỉ đạo hoạt động của nhà trường khi Hiệu trưởng uỷ quyền.

2. Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng

- Phụ trách công tác nuôi dưỡng, cơ sở vật chất, PCGD, công tác pháp chế…: Giúp Hiệu trưởng xây dựng, tổ chức triển khai kế hoạch, tổng hợp báo cáo chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ của học sinh; điều tra, báo cáo công tác phổ cập giáo dục; phụ trách các chuyên đề về công tác nuôi dưỡng; gửi và lưu trữ văn bản đi, đến về nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe.

- Tham mưu tư vấn công tác nhân sự, quản lý đội ngũ, tài sản, CSVC trong nhà trường.

- Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lý; tham gia kiểm tra, tư vấn các hoạt động chăm sóc giáo dục 4 giờ/ tuần;

- Ghi biên bản họp giao ban BGH, thanh kiểm tra các hoạt động khác trong nhà trường; kiểm tra sổ trực của bảo vệ, hòm thư góp ý.

 -Tham gia phối kết hợp với các bộ phận thực hiện các nhiệm vụ chung của trường.

- Chỉ đạo hoạt động của nhà trường khi Hiệu trưởng uỷ quyền.

Điều 6. Tổ chuyên môn

Mỗi tổ chuyên môn có 01 tổ trưởng, có thể có 1 đến 2 tổ phó (tùy thuộc vào tổ chúc, hoạt động của trường). Các tổ trưởng, tổ phó được Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm, chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng và được giao nhiệm vụ đầu năm học.

Tổ chuyên môn có nhiệm vụ sau:

1. Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch, phân phối chương trình theo quy định của ngành và kế hoạch năm học của nhà trường.

           2. Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các giáo viên trong tổ; tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo kế hoạch của nhà trường và theo các văn bản quy định.

           3. Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên trong tổ.

           5. Sinh hoạt tổ chuyên môn định kì 2 tuần một lần. 

            6. Phối hợp với gia đình, xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh chăm lo đến giáo dục học sinh.

Điều 7. Tổ văn phòng

- Tổ văn phòng có 1 Tổ trưởng, gồm các nhân viên làm công tác kế toán, y tế, văn thư, thủ quỹ, lao công và bảo vệ\ (Hiệu trưởng tham gia sinh hoạt với tổ Văn phòng).

Tổ văn phòng có nhiệm vụ sau:

1. Giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch quản lí tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường; thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; kiểm tra, đánh giá chất lượng các trang thiết bị, CSVC.

           2. Tham gia đánh giá, xếp loại nhân viên theo quy định.

           3. Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với các thành viên trong tổ.

           4. Sinh hoạt tổ định kì 2 tuần một lần. 

            5. Phối hợp với gia đình, xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh chăm lo đến giáo dục học sinh.

 Điều 8. Chế độ trách nhiệm, quyền hạn của giáo viên, nhân viên

1. Về nhiệm vụ:

- Thực hiện CSGD trẻ theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài trước khi lên lớp; làm đồ dùng, đồ chơi, tạo môi trường hoạt động  phục vụ học tập và vui chơi của trẻ; đánh giá trẻ theo quy định; ghi và cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin trong sổ theo dõi, thực hiện đúng thời gian biểu 1 ngày của trẻ, quản lí trẻ trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;

- Tìm hiểm nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp giáo dục sát đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;

- Nhận xét đánh giá trẻ sinh cuối kì, cuối năm học, đề nghị tặng quà ngày hội, ngày lễ, hội thi, sân chơi… cho trẻ; đề nghị đánh giá hoàn thành chương trình mẫu giáo trẻ 5 tuổi.

- Báo cáo định kì, đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;

- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng CSGD trẻ;

- Thực hiện Điều lệ trường mầm non, quyết định của Hiệu trưởng, chịu sự kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục;

- Thực hiện các công tác kiêm nhiệm do Hiệu trưởng phân công;

- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước trẻ; thương yêu tôn trọng, đối xử công bằng với trẻ, bảo vệ các quyền và các lợi ích chính đáng của trẻ; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;

- Phối hợp với các giáo viên khác, với gia đình trẻ và các đoàn thể trong nhà trường trong rèn luyện, quản lí và giáo dục học sinh;

- Thực hiện  các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật;

2. Quyền hạn

- Được nhà trường tạo điều kiện để CSGD trẻ;

- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo các chế độ, chính sách, quy định;

- Được trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức tham gia quản lí nhà trường;

- Được hưởng lương và phụ cấp (nếu có) khi được đi học để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo quy định hiện hành;

- Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;

- Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật;

- Được dự giờ các hoạt động của trẻ em lớp mình và lớp khác;

- Được tham dự họp định kì theo quy định và các cuộc họp giải quyết những vấn đề có liên quan đến trẻ em lớp mình;

- Được dự các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ;

- Được quyền cho phép cá nhân trẻ nghỉ học không quá 3 ngày;

- Được nghỉ phép hoặc nghỉ công tác khi có đơn được chấp thuận.

Điều 9. Hành vi, ngôn ngữ ửng xử, trang phục

  1. Hành vi ứng xử của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên

phải mẫu mực, có tác dụng giáo dục với học sinh;

2. Trang phục của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên phải gọn gàng, lịch sự, trang nhã, phù hợp với hoạt động sư phạm và theo quy định của chính phủ về trang phục của viên chức Nhà nước.

Điều 10. Các hành vi Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên không được làm

1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của trẻ em, đồng nghiệp hoặc người khác;

2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh, thiếu công tâm trong đánh giá kết quả đánh giá trẻ em;

3. Xuyên tạc nội dung giáo dục, dạy ngoài chương trình giáo dục mầm non, dạy trước chương trình lớp 1;

4. Ép buộc trẻ em học thêm để thu tiền; thu các khoản thu ngoài qui định;

5. Nghiện ma túy, tham gia đánh bạc tàn trữ buôn bán chất nổ, hút thuốc lá và các tệ nạn xã hội khác…

 

CHƯƠNG III

CÁC MỐI QUAN HỆ

Điều 11. Quan hệ với cấp ủy Đảng trong nhà trường

Chấp hành sự lãnh đạo của chi bộ Đảng đối với công tác chính quyền của trường theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện; chi bộ Đảng lãnh đạo nhà trường và các tổ chức Đoàn thể trong trường bằng quan điểm, chủ trương, nghị quyết.

Điều 12. Quan hệ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

Quan hệ với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường là quan hệ phối hợp và liên tịch.

Phối hợp để tổ chức thực hiện có hiệu quả toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường.

Liên tịch trên cơ sở dự thảo các chương trình, kế hoạch đề ra tiến hành thảo luận, đóng góp bổ sung hoàn thiện đi đến thống nhất các nội dung hoạt động của nhà trường.

Thành phần hội nghị liên tịch của trường bao gồm: Bí thư chi bộ Đảng, Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Bí thư đoàn thanh niên, Trưởng ban thanh tra nhân dân và các Tổ trưởng.

Điều 13. Quan hệ với lãnh đạo cấp trên, với chính quyền địa phương và Ban đại diện CMTE

Chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, của Quận ủy, UBND quận Hồng Bàng, Đảng ủy - UBND phường Hùng Vương và của các cơ quan quản lý cấp trên về tất cả các mặt công tác của nhà trường; chủ động báo cáo và đề xuất giải quyết kịp thời những vấn đề có liên quan đến nhà trường.

Chủ động phối hợp với Hội đồng giáo dục các cấp, với Ban đại diện cha mẹ trẻ em để thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa gia đình, nhà trường, xã hội; đồng thời huy động các nguồn lực để hỗ trợ, tài trợ hoạt động giáo dục của nhà trường.

CHƯƠNG IV

NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ CHẾ ĐỘ HỘI HỌP

 

Điều 14. Nguyên tắc làm việc

Nhà trường làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên;

Thực hiện chế độ thủ trưởng trong quản lí, điều hành nhà trường. Cấp phó giúp việc cho cấp trưởng, là phó của trưởng không phải phó của cơ quan, đơn vị; kí thay cấp trưởng theo lĩnh vực được phân công, không được phép kí thay mặt (trừ trường hợp được ủy quyền bằng văn bản thì kí thừa ủy quyền);

Người đứng đầu trong cơ quan, tổ chức, đơn vị tại nhà trường gồm: Bí thư chi bộ Đảng, Hiệu trưởng, Tổ trưởng, Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn thành niên; Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm liên đới khi cấp dưới của mình có hành vi tiêu cực, tham nhũng.

Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (có quy chế riêng).

Điều 15. Chế độ hội họp

Hội nghị cán bộ, viên chức người lao động mỗi năm 01 lần vào đầu năm học;

Hội đồng trường họp ít nhất 3 lần/ 1 năm.

Hội nghị thực hiện Qui chế dân chủ họp 03 tháng 01 lần;

Hồi đồng giáo dục họp mỗi tháng 01 lần;

Tổ chuyên môn, Tổ văn phòng 02 tuần họp 01 lần;

Hội nghị liên tịch 03 tháng họp 01 lần và họp đột xuất khi cần thiết;

Hội đồng thi đua khen thưởng họp mỗi tháng 01 lần, học kì I, cuối năm học.

Các cuộc họp triển khai các văn bản, chỉ thị, nghị quyết hoặc họp để giải quyết những công việc cấp bách của trường thì Hiệu trưởng thông báo triệu tập và không nằm trong quy định của điều này.

Điều 16. Giải quyết khiếu nại tố cáo và tiếp công dân

1. Giải quyết khiếu nại tố cáo

- Không tiếp nhận, giải quyết đơn thư lạc danh, đơn thư không có địa chỉ.

- Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo qua phản ánh công khai trong cuộc họp

- Trực tiếp gặp người đứng đầu để yêu cầu giải quyết.

- Đề nghị công đoàn tổ chức đối thoại.

- Gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến Ban thanh tra nhân dân của trường.

2. Tiếp công dân

- Địa diểm tiếp công dân tại phòng tiếp dân của nhà trường;

- Người tiếp công dân là người được Hiệu trưởng phân công và trực theo lịch của nhà trường;

- Không tự ý giải quyết các trường hợp phức tạp hoặc vượt quá thẩm quyền.

- Ghi đầy đủ thông tin, tình hình, kết quả tiếp công dân vào sổ tiếp công dân theo quy định.

 

 

 

CHƯƠNG V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH QUY CHẾ

 

   Điều 17.  Các tổ chức, đoàn thể, cán bộ, viên chức, người lao động có trách nhiệm tổ chức thi hành nghiêm túc bản quy chế nói trên một cách đầy đủ và tự giác, tích cực.

   - Khi thực hiện gặp khó khăn, cá nhân phải trực tiếp trình bày cụ thể với Hiệu trưởng, không tự tiện làm trái, hạ thấp yêu cầu, trong khi chờ đợi sự điều chỉnh của Hiệu trưởng, cá nhân vẫn phải chấp hành thực hiện theo qui chế đề ra.

   Điều 18.  Quy chế có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2021 và được thông qua Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động đầu năm học là cơ sở để xem xét và đánh giá tiêu chí thi đua cán bộ, viên chức, người lao động trong nhà trường.

   - Định kỳ đánh giá việc thực hiện quy chế trong toàn nhà trường, giao cho Ban giám hiệu, Ban thanh tra nhân dân năm học theo dõi, sơ, tổng kết cuối năm học.

   - Ngoài những quy định trên cán bộ, giáo viên, nhân viên có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc những quy định của Phòng GD&ĐT và của ngành giáo dục.

   Trong quá trình thực hiện quy chế có thể sửa đổi, bổ sung và nhà trường sẽ  thông báo bằng văn bản cụ thể đến cán bộ, viên chức, người lao động trong nhà trường.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2000/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2000

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO SỐ 04/2000/QĐ-BGDĐT NGÀY 01/3/2000 VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG"

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

 

            Căn cứ Nghị định số 29/CP ngày 30/3/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
            Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan Ngang Bộ;
            Căn cứ vào thoả thuận của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ tại Công văn số: 34/BTCCBCP-TCBCngày 29 tháng 02 năm 2000;
            Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ;

 

QUYẾT ĐỊNH

            Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

            Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.

            Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các trường thuộc quyền quản lý thực hiện quy chế này.

            Điều 4. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Cơ quan Bộ, Giám đốc các Sở Giáo dục - Đào tạo, Giám đốc các Đại học, Hiệu trưởng các trường có trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

Nguyễn Minh Hiển

(Đã ký)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

QUY CHẾ

THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 1 tháng 3 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

            Điều 1. Mục đích việc thực hiện dân chủ trong nhà trường.

            1. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân.

            2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp Nhà nước.

            Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường.

            1. Mở rộng dân chủ phải đảm bảo có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường.

            2. Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường.

            3. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường.

            Điều 3. Phạm vi điều chỉnh.

            Quy chế này quy định những nội dung liên quan đến việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Nhà trường và các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là nhà trường).

Chương 2

THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ NHÀ TRƯỜNG

            MỤC 1. TRÁCH NHIỆM CỦA HIỆU TRƯỞNG

            Điều 4. Hiệu trưởng là người do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường. Hiệu trưởng có trách nhiệm:

            1. Quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của nhà trường.

            2. Tổ chức thực hiện những quy định về trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, cán bộ, công chức, của người học trong Quy chế này.

            3. Lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và có các biện pháp giải quyết đúng theo chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước, theo nội quy, quy chế, điều lệ của nhà trường và phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm được giao cho Hiệu trưởng. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết của Hiệu trưởng thì phải thông báo cho cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường biết và báo cáo lên cấp trên.

            4. Thực hiện chế độ hội họp theo đúng định kỳ, như họp giao ban, họp hội đồng tư vấn, hội nghị cán bộ, công chức hàng năm.

            5. Thực hiện chế độ công khai tài chính theo quy định của nhà nước; công khai các quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với nhà giáo, cán bộ, công chức, người học.

            6. Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh chống những biểu hiện không dân chủ trong nhà trường, như: cửa quyền, sách nhiễu. thành kiến, trù dập, giấu diếm, bưng bít, làm sai sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác.

            7. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nhà trường. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân trong nhà trường, phát huy dân chủ trong tổ chức hoạt động của nhà trường.

            8. Bảo vệ và giữ gìn uy tín của nhà trường.

            9. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra hoạt động của cấp dưới trực tiếp trong việc thực hiện dân chủ và giải quyết kịp thời những kiến nghị của cấp dưới theo thẩm quyền được giao.

            10. Phối hợp với tổ chức công đoàn trong nhà trường tổ chức hội nghị cán bộ, công chức mỗi năm một lần theo quy định của nhà nước.

            Điều 5. Những việc Hiệu trưởng phải lấy ý kiến tham gia đóng góp xây dựng của các cá nhân hoặc các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trước khi quyết định:

            1. Kế hoạch phát triển, tuyển sinh, dạy học, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của nhà trường trong năm học.

            2. Quy trình quản lý đào tạo, những vấn đề về chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức bộ máy trong nhà trường.

            3. Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo, cán bộ, công chức.

            4. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, các hoạt động dịch vụ, sản xuất của nhà trường.

            5. Các biện pháp tổ chức phong trào thi đua, khen thưởng hàng năm, lề lối làm việc, xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường.

            6. Các báo cáo sơ kết, tổng kết theo định kỳ trong năm học.

MỤC 2. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ GIÁO, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

            Điều 6. Nhà giáo cán bộ, công chức trong nhà trường có trách nhiệm:

            1. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục.

            2. Tham gia đóng góp ý kiến về những nội dung quy định tại Điều 5 Quy chế này.

            3. Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng bè phái, mất đoàn kết, cửa quyền, quan liêu và những hoạt động khác vi phạm dân chủ, kỷ cương, nền nếp trong nhà trường.

            4. Thực hiện đúng những quy định trong Pháp lệnh cán bộ, công chức; Pháp lệnh chống tham nhũng; Pháp lệnh thực hành tiết kiệm.

            5. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, cán bộ, công chức; tôn trọng đồng nghiệp và người học; bảo vệ uy tín của nhà trường.

            Điều 7. Những việc nhà giáo, cán bộ, công chức được biết, tham gia ý kiến, giám sát kiểm tra thông qua hình thức dân chủ trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường:

            1. Những chủ trương, chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ, công chức.

            2. Những quy định về sử dụng tài sản, xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.

            3. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.

            4. Công khai các khoản đóng góp của người học, việc sử dụng kinh phí và chấp hành chế độ thu, chi, quyết toán theo quy định hiện hành.

            5. Giải quyết các chế độ, quyền lợi, đời sống vật chất, tinh thần cho nhà giáo, cán bộ, công chức, cho người học.

            6. Việc thực hiện thi tuyển dụng, thi nâng ngạch công chức, nâng bậc lương, thuyên chuyển, điều động, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật.

            7. Những vấn đề về tuyển sinh và thực hiện quy chế thi từng năm học.

            8. Báo cáo sơ kết, tổng kết, nhận xét, đánh giá công chức hàng năm.

            MỤC 3. NHỮNG VIỆC NGƯỜI HỌC ĐƯỢC BIẾT VÀ THAM GIA Ý KIẾN

            Điều 8. Những việc người học được biết.

            Người học phải được biết những nội dung sau đây:

            1. Chủ trương, chế độ, chính sách của Nhà nước, của Ngành và những quy định của nhà trường đối với người học.

            2. Kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của nhà trường hàng năm.

            3. Những thông tin có liên quan đến học tập, rèn luyện, sinh hoạt và các khoản đóng góp theo quy định.

            4. Chủ trương, kế hoạch tổ chức cho người học phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, gia nhập các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường.

Điều 9. Những việc người học được tham gia ý kiến:

            1. Nội quy, quy định của nhà trường có liên quan đến người học.

            2. Tổ chức phong trào thi đua và các hoạt động khác trong nhà trường có liên quan đến người học.

            MỤC 4 - TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ TRƯỜNG

            Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục.

            Điều 10. Trách nhiệm của nhà trường mầm non, phổ thông.

Hiệu trưởng thực hiện hoặc phân công cho cấp dưới thực hiện những việc sau đây:

            1. Phổ biến ngay từ đầu năm học kế hoạch năm học và những nội dung liên quan đến trách nhiệm của người học, nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường.

            2. Thông báo công khai những quy định về tuyển sinh, nội quy, quy chế, học tập, kết quả thi, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỉ luật.

            3. Định kỳ ít nhất trong một năm học có 3 lần (đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học), tổ chức hội nghị các bậc cha mẹ của người học để thông báo kế hoạch và nhiệm vụ năm học, trách nhiệm của các bậc cha mẹ, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình của người học, thông báo kết quả học tập, rèn luyện của người học.

            4. Giáo viên chủ nhiệm lớp là người đại diện cho nhà trường tổ chức các hoạt động thực hiện dân chủ của lớp mình, thường xuyên tiếp thu và tổng hợp ý kiến của người học và các bậc cha mẹ của người học để phản ảnh cho hiệu trưởng.

            5. Kịp thời thông báo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người học, nhà giáo, cán bộ, công chức trong nhà trường.

            6. Đặt hòm thư góp ý hoặc các hình thức góp ý khác để cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thuận lợi trong việc đóng góp ý kiến.

            7. Giải đáp các ý kiến và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo luật định.

            Điều 11. Trách nhiệm của nhà trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

            Hiệu trưởng thực hiện hoặc phân công cho cấp dưới thực hiện những việc sau đây:

            1. Thông báo về mục tiêu đào tạo, chương trình và quy trình đào tạo; kế hoạch tuyển sinh, các nội quy, quy chế của nhà trường.

            2. Thông báo công khai các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ, công chức và người học.

            3. Đặt hòm thư góp ý hoặc các hình thức góp ý khác để các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thuận lợi trong việc góp ý kiến.

            4. Giải đáp các ý kiến và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo theo luật định.

            5. Định kỳ mỗi năm ít nhất một lần, nhà trường gặp gỡ đại diện của người học để nghe và trao đổi giải quyết những vấn đề giảng dạy, học tập, rèn luyện, chế độ, chính sách, về đời sống vật chất, tinh thần và những vấn đề khác trong nhà trường.

            MỤC 5. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC ĐƠN VỊ, CÁC ĐOÀN THỂ,TỔ CHỨC TRONG NHÀ TRƯỜNG

            Điều 12. Trách nhiệm của các đơn vị trong bộ máy quản lý của Nhà trường.

Thủ trưởng các đơn vị trong bộ máy quản lý của nhà trường như phòng, ban, khoa, viện nghiên cứu, trung tâm, tổ bộ môn, tổ chuyên môn, nghiệp vụ là người đại diện cho đơn vị có trách nhiệm:

            1. Tham mưu, đề xuất, những biện pháp giúp hiệu trưởng thực hiện tốt những quy định của Quy chế này.

            2. Chấp hành và tổ chức thực hiện tốt các hoạt động dân chủ trong đơn vị.

            3. Thực hiện nghiêm túc lề lối làm việc trong đơn vị, giữa các đơn vị với nhau và giữa đơn vị với nhà trường; thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và những qui định của Luật Giáo dục, điều lệ nhà trường.

            Điều 13. Trách nhiệm của đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường.

Người đứng đầu các đoàn thể, các tổ chức trong nhà trường là người đại diện cho đoàn thể, tổ chức đó có trách nhiệm:

            1. Phối hợp với nhà trường trong việc tổ chức, thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường.

            2. Nâng cao chất lượng sinh hoạt của các đoàn thể, các tổ chức, dân chủ bàn bạc các chủ trương, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường.

            3. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của quần chúng, phát hiện những vi phạm quy chế dân chủ trong nhà trường để đề nghị hiệu trưởng giải quyết. Hiệu trưởng không giải quyết được thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền trong ngành theo phân cấp quản lý để xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.

            Điều 14. Trách nhiệm của cha mẹ, người giám hộ và ban đại diện cha, mẹ học sinh trong trường mầm non, phổ thông.

            1. Ban đại diện cha, mẹ học sinh có trách nhiệm tổ chức thu thập ý kiến đóng góp của các cha, mẹ học sinh để cùng nhà trường giải quyết các vấn đề sau đây:

            1.1. Nội dung công việc có liên quan đến sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình để giải quyết những việc có liên quan đến học sinh.

            1.2. Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các chủ trương, chính sách, chế độ mà học sinh được hưởng hoặc nghĩa vụ phải đóng góp theo quy định.

            1.3. Vận động các bậc cha mẹ học sinh thực hiện các hoạt động xã hội hoá giáo dục ở địa phương.

            2. Cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh có thể phản ánh, trao đổi, góp ý kiến trực tiếp với nhà trường, với giáo viên hoặc thông qua Ban đại diện cha, mẹ học sinh về những vấn đề liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường.

Chương 3

QUAN HỆ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN, CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

            Điều 15. Nhà trường với cơ quan quản lý cấp trên.

            1. Phục tùng sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đúng quy định, kịp thời và nghiêm túc.

            2. Kịp thời phản ánh những vướng mắc, khó khăn của nhà trường và kiến nghị những biện pháp khắc phục để cấp trên xem xét giải quyết.

            3. Phản ánh những vấn đề chưa rõ trong việc quản lý chỉ đạo của cấp trên, góp ý phê bình đối với với cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản hoặc thông qua đại diện. Trong khi ý kiến phản ánh lên cấp trên chưa được giải quyết, nhà trường vẫn phải nghiêm túc chấp hành và thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên.

            Điều 16. Quan hệ của nhà trường đối với chính quyền địa phương.

            Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ với cơ quan chính quyền sở tại để phối hợp giải quyết định những công việc có liên quan đến công tác giáo dục trong nhà trường và chăm lo quyền lợi học tập của người học.

Chương 4

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

            Điều 17. Hiệu trưởng các nhà trường có trách nhiệm thực hiện và cụ thể hoá những quy định trong Quy chế này cho phù hợp với thực tế của nhà trường.

            Điều 18. Nhà trường và cơ sở giáo dục ngoài công lập vận dụng các quy định của Quy chế này để áp dụng cho phù hợp.

            Điều 19. Các nhà trường, các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt Quy chế này sẽ được khen thưởng; vi phạm Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

Số: 09/2015/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2015

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 14/2008/QĐ-BGDĐT NGÀY 07 THÁNG 4 NĂM 2008 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÃ ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TẠI THÔNG TƯ SỐ 44/2010/TT-BGDĐT NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM 2010 VÀ THÔNG TƯ SỐ 05/2011/TT-BGDĐT NGÀY 10 THÁNG 02 NĂM 2011 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

          Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;

          Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

          Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 07/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về việc sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;

          Căn cứ Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;

          Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 44/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số 05/2011/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

          Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

          1. Điều 4 Phân cấp quản lý nhà nước đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 4. Phân cấp quản lý nhà nước đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

          1. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ.

          2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

          3. Phòng giáo dục và đào tạo thực hiện chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập”.

          2. Bổ sung khoản 4, khoản 5, khoản 6 vào Điều 12 Điều kiện và thủ tục đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập; sáp nhập, chia tách, đình chỉ, giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập như sau:

          “4. Sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập:

          a) Sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập phải bảo đảm các yêu cầu sau:

          - Bảo đảm quy định tại Điều 13 của Điều lệ này.

          - Bảo đảm an toàn và quyền lợi của trẻ và giáo viên.

          - Góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

          b) Thẩm quyền, thủ tục sáp nhập, chia tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập để thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều này; để thành lập nhà trường, nhà trẻ thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Điều lệ này.

          5. Đình chỉ hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

          - Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

          + Không bảo đảm điều kiện quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;

          + Vi phạm các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục ở mức độ phải đình chỉ theo quy định hiện hành.

-        Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra. Căn cứ biên bản kiểm tra, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Quyết định đình chỉ cần ghi rõ lý do, thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục và biện pháp khắc phục. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

          - Trong thời hạn bị đình chỉ hoạt động giáo dục, nếu tổ chức, cá nhân đã khắc phục được các vi phạm và có đơn đề nghị, Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra thẩm định, lập biên bản xác nhận. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cho phép các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động giáo dục trở lại.

          6. Giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

          - Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập bị giải thể khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

          + Hết thời hạn đình chỉ mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;

          + Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức hoạt động;

          + Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

          - Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo tổ chức kiểm tra, lập biên bản. Căn cứ biên bản kiểm tra, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thu hồi giấy phép thành lập và quyết định giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của trẻ và giáo viên. Quyết định giải thể phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng”.

          3. Khoản 2 Điều 26 Đánh giá kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được sửa đổi, bổ sung như sau:

          “2. Thực hiện đo chiều cao, cân nặng, ghi và theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em từ 24 tháng tuổi trở lên mỗi quý một lần”.

          4. Khoản 3 Điều 27 Nhà trường, nhà trẻ được sửa đổi, bổ sung như sau:

          “3. Diện tích khu đất xây dựng nhà trường, nhà trẻ gồm: diện tích xây dựng; diện tích sân chơi; diện tích cây xanh, đường đi. Diện tích sử dụng đất bình quân tối thiểu 12m2 cho một trẻ đối với khu vực đồng bằng, trung du; 8m2 cho một trẻ đối với khu vực thành phố, thị xã và núi cao.

          Đối với nơi khó khăn về đất đai, có thể thay thế diện tích sử dụng đất bằng diện tích sàn xây dựng và bảo đảm đủ diện tích theo quy định, Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm lập đề án báo cáo việc sử dụng diện tích thay thế và phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt”.

          5. Khoản 3, khoản 4 Điều 28 Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em được sửa đổi, bổ sung như sau:

          “3. Phòng vệ sinh: Đảm bảo 0,4 - 0,6m2 cho một trẻ; đối với trẻ mẫu giáo có chỗ riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái. Phòng vệ sinh được xây dựng liền kề với phòng sinh hoạt chung, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát. Phòng vệ sinh có các thiết bị sau:

          - Đối với trẻ nhà trẻ: vòi nước rửa tay; ghế ngồi bô; có thể bố trí máng tiểu, bệ xí cho trẻ 24 - 36 tháng; vòi tắm; bể có nắp đậy hoặc bồn chứa nước.

          - Đối với trẻ mẫu giáo: vòi nước rửa tay; chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái; vòi tắm; bể có nắp đậy hoặc bồn chứa nước.

          4. Hiên chơi: Đảm bảo 0,5 - 0,7m2 cho một trẻ, chiều rộng không dưới 2,1m; có lan can bao quanh cao 0,8-1m, sử dụng các thanh đứng với khoảng cách giữa hai thanh không lớn hơn 0,1m”.

          Điều 2. Hiệu lực thi hành

          Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 6 năm 2015.

          Điều 3. Trách nhiệm thi hành

          Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Ủy ban VHGD TNTNNĐ của QH;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục và PTNL;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục K.Tr. VBQPPL);
- Như điều 3;
- Công báo;
- Hội Khuyến học Việt Nam;
- Hội Cựu Giáo chức Việt Nam;
- Hiệp hội các trường ĐH-CĐ Việt Nam;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDMN.

BỘ TRƯỞNG




Phạm Vũ Luận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Địa chỉ: Số 11 - Trương Văn Lực - Hùng Vương - Hồng Bàng - Hải Phòng

Điện thoại 0225.850186 - 0225.538405