1.Tình trạng giải pháp đã biết.
1.1. Giải pháp thứ nhất đã biết:
Sáng kiến: “Một số giải pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi” của cô Nguyễn Thị Hà - Trường mầm non Hoa Cúc - Biên Hòa- Đồng Nai – Năm 2018.
* Ưu điểm:
Các kinh nghiệm của tác giả đưa ra trong sáng kiến phù hợp với trẻ 3-4 tuổi, giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận kiến thức.
Các kĩ năng được lồng ghép trong mọi giờ học, rèn được cho trẻ những thói quen, hành vi và quy tắc ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội ngay từ đầu năm học
* Hạn chế:
Trẻ 3-4 tuổi các kỹ năng sống cần được cụ thể hóa, có những mục tiêu, nội dung cụ thể phù hợp với khả năng của trẻ.
Với giải pháp này các kỹ năng mà tác giả đưa ra mới chỉ là những kinh nghiệm chung chung qua nhiều năm chưa có tính khả thi cao
* Giải pháp khắc phục:
Trong thực tế tại trường tôi đã đưa ra một số giải pháp đặc biệt là giải pháp đưa hoạt động thực tiễn vào tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng cho trẻ. Tận dụng mọi cơ hội để tăng cường giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. Trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động rất say sưa, hứng thú. Chính vì vậy, việc đưa hoạt động phát triển kỹ năng xã hội rất cần thiết và mang tính cấp bách.
1.2. Giải pháp thứ hai đã biết:
Sáng kiến “Một số biện pháp phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo bé qua trò chơi đóng vai theo chủ đề” của cô Vũ Thị Thúy -Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2019.
* Ưu điểm
Các giải pháp của tác giả đưa ra trong sáng kiến phù hợp với trẻ mẫu giáo bé thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề tại lớp giúp trẻ phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
Các trò chơi đóng vai trong những chủ đề thường rất gần gũi, thường đơn giản, dễ chơi, đồ chơi đều là những vật dụng dễ tìm kiếm, không tốn tiền và dễ tổ chức với trẻ, khơi gợi được trí tò mò của trẻ.
* Hạn chế.
Kiến thức cũng như kinh nghiệm, khả năng tiếp thu của từng trẻ không giống nhau vì vậy mà qua trò chơi không phát huy hết khả năng của từng trẻ.
Với giải pháp này, các kỹ năng xã hội được củng cố nhưng chưa hoàn thiện. Giải pháp trên có thể cần nhưng chưa đủ và chưa phải là tối ưu.
* Giải pháp khắc phục:
Chúng ta phải tìm ra các hoạt để trẻ được trải nghiệm, thực hành thông qua các hoạt động học, trong giờ đón trả trẻ qua đó hình thành cho trẻ các kỹ năng xã hội phù hợp với chuẩn mực. Xây dựng dự kiến nội dụng cho từng chủ đề. Làm tốt công tác truyền thông cộng đồng
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:
2.1. Tính cấp thiết.
Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non nói chung là tiền đề quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ, giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, giúp trẻ tự tin, chủ động giao lưu tình cảm với những người xung quanh và biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, rèn luyện cho trẻ khả năng tự phục vụ. Các kĩ năng xã hội của trẻ còn hạn chế qua việc ứng xử giao tiếp, chưa biết cách cảm thông chia sẻ hợp tác với các bạn với người lớn hoặc kỹ năng tự phục vụ hay tự bảo vệ bản thân. Đặc biệt đối với trẻ 3-4 tuổi, trẻ thường thụ động chưa tích cực thể hiện tình cảm của mình với mọi người xung quanh, chưa có nhiều kỹ năng xã hội trong cách ứng xử với những tình huống trong sinh hoạt, cách thực hiện các quy tắc ứng xử xã hội đôi lúc chưa phù hợp với độ tuổi.
Mặt khác, trong thực tế chương trình giáo dục mầm non đã đưa hoạt động giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội riêng biệt cho trẻ nhưng số tiết dạy ít đa số chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua các hoạt động trong ngày, vì vậy đa số giáo viên chưa biết cách tận dụng các cơ hội trong ngày để lồng ghép giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ, lựa chọn nội dung giáo dục đôi lúc chưa phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Về phía phụ huynh tâm lý ít con, quan tâm con quá mức sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu, đòi hỏi của con và đôi khi là sự áp đặt suy nghĩ của mình sang con. Những việc làm này vô tình làm mất dần kỹ năng sống của trẻ, khó khăn cho trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra. Chính vì những lí do trên trong quá trình dạy trẻ tôi nghĩ cần tăng cường nội dung giáo dục phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy tôi đã đưa ra giải pháp “Giải pháp nâng cao chất lượng phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động học”
2.2. Tính mới:
Tính mới ở đề tài này tôi đã mạnh dạn đưa nội dung giáo dục tình cảm kỹ năng hội cho trẻ ngay trong giờ đón trả trẻ.Thường thì giáo viên ít quan tâm đến việc dạy kỹ năng cho trẻ trong giờ đón trả trẻ có thì cũng chưa quan tâm nhiều. Cho nên việc dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép, rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ, kỹ lấy và cất đồ dùng cá nhân của mình là rất quan trọng, hình thành thói quen văn minh và qui tắc ứng xử xã hội ngay khi trẻ được tới lớp.
Tổ chức giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội thông qua các hoạt động học. Tổ chức hoạt động kỹ năng xã hội trên tiết học và lồng ghép vào các hoạt động như khám phá, thơ, truyện.... Ở mỗi chủ đề tôi đã lựa chọn và tổ chức các hoạt động kỹ năng xã hội phù hợp với nhận thức của trẻ và phù hợp với chủ đề. Tận dụng mọi không gian trong lớp, ngoài hành lang, khu chợ quê …để tổ chức các hoạt đông giáo dục và rèn kỹ năng cho trẻ. Trẻ được thay đổi vị trí địa điểm hoạt động, trẻ hứng thú và lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng. Điều cần quan tâm nữa là dạy cho trẻ các kỹ năng đơn giản trong cuộc sống, trẻ thực hành trải nghiệm, được thao tác với vật thật trẻ rất hứng thú và say mê qua đó trẻ nắm bắt kỹ năng một cách tôt nhất.
Làm tốt công tác tuyên truyền xã hội hóa từ phía phu huynh, phụ huynh phấn khởi ủng hộ nhiệt tình và luôn đồng hành cùng với các con trong các hoạt động dạy kỹ năng cho trẻ nói chung và các hoạt động của trường, lớp nói riêng.
Giải pháp 1: Tận dụng mọi cơ hội để tăng cường giáo dục tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ
Tận dụng mọi cơ hội để giáo dục kỹ năng sống của trẻ là việc nên làm của mỗi giáo viên. Vì vậy tôi đã tận dụng ngay trong giờ đón trả trẻ để giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ. Qua các hoạt động cất đồ dùng đúng nơi quy định, lễ phép chào cô, chào bố mẹ, hỏi han bạn, trẻ học được rất nhiều kĩ năng, phát huy tình cảm của trẻ với người thân, với cô giáo, với các bạn. Khi trẻ đến lớp trẻ thể hiện tình cảm của mình bằng việc lễ phép khoanh tay chào bố mẹ, ông bà và chào cô chào các bạn vào lớp. Lời nói lễ phép của trẻ với mọi người, kỹ năng tự chào hỏi của trẻ được hình thành.
Ví dụ: Sáng đến lớp cô đón trẻ và cười thật tươi, cô nói: cô chào mẹ con nhà bé Ngọc, Ngọc hôm nay có váy hồng đep thế, mặc váy trông đáng yêu và dễ thương quá, con chào mẹ và vào lớp với cô nào.Nghe thấy thế Ngọc chào mẹ, nhưng chưa khoanh tay, cô nói tiếp, mặc váy đẹp khi chào mẹ khoay tay vào càng đáng yêu hơn đấy. Thế là trẻ rất tự tin khoanh tay chào cô và chào mẹ thật to và rõ ràng. Qua lời động viên khen gợi của cô đã khích lệ và hình thành kỹ năng chào hỏi lễ phép trẻ vui vẻ phấn khởi khi tới lớp..
Bên cạnh đó tôi luôn rèn cho trẻ những hành vi và quy tắc ứng xử xã hội như: cử chỉ, tự cất đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng....Ngay từ đầu năm tôi đã chú ý rèn cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng gọn gàng, để đồ dùng đúng nơi quy định khi trẻ ở lớp cũng như lúc ra về, bạn nào đã thực hiện tốt cuối tuần tôi sẽ đánh giá và nêu gương bạn thực hiện tốt, đồng thời cũng khích lệ động viên cá nhân chưa cố gắng, từ đó việc cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định không còn là “hành động” mà trở thành “ý thức”, trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra.
Ví dụ: Sau giờ đón tôi quan sát tủ đồ dùng nếu trẻ để đồ chưa gọn gàng tôi mời cả lớp ra cùng quan sát và trò chuyện với trẻ xem bạn nào có nhận xét về tủ đồ dùng. Các bạn để đồ dùng như vậy đã đúng chưa? Theo các con phải sắp xếp như thế nào hợp lý? Sau đó cho trẻ thực hành giúp cô. Nhắc lại cho trẻ hiểu đồ dùng cá nhân và giày dép để như thế nào, phải làm gì khi thấy bạn để chưa đúng.
Qua đó việc hình thành ý thức gọn gàng, ngăn lắp, chào hỏi lễ phép đã được hình thành ngay cho trẻ trong giờ đón trả trẻ.
Giải pháp 2: Xây dựng dự kiến nội dung cho từng chủ đề
Có thể nói giáo dục phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục hàng ngày bằng những hình thức trải nghiệm, tương tác giữa cô- trẻ, trẻ - trẻ, trẻ- mọi người xung quanh là một biện pháp hay, luôn sinh động, hấp dẫn đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất. Thông qua các hoạt động giáo dục đó nhằm giúp trẻ tự khẳng định bản thân và được tôn trọng, trẻ thoả sức thể hiện ý tưởng của mình, thao tác hành vi đúng chuẩn mực đạo đức.
Ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu về nghề nghiệp của phụ huynh để xây dựng nội dung giáo dục kỹ năng phù hợp với từng chủ đề. Ở lớp tôi có phụ huynh làm nghề Bác sĩ, công an, bộ đội.. Tôi chủ động trò chuyên với phụ huynh về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ và mời phu huynh đến trò truyện với trẻ.
VD: Chủ đề: “ Nghề nghiệp”.
Tôi mời phụ huynh cháu Mỹ Uyên bố cháu là bộ đội đến trò chuyện với trẻ về công việc của chú bộ đội qua đó giáo dục trẻ thể hiện tình cảm với các chú bộ đội qua các hoạt động đóng vai, tặng quà múa hát chúc mừng chú bộ đội nhân ngày 22.12. Quá đó giáo dục tình cảm yêu thương các chú bộ đội..
Ví dụ: Qua hoạt động phám phá theo chủ đề "Bản thân":
Đặc biệt trong các hoạt động khám phá:Tôi giáo dục trẻ ý thức về bản thân như cho trẻ tự giới thiệu về mình với các bạn: Tên, tuổi, giới tình, những điều bé thích, không thích. Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với bạn bè qua hoạt động khám phá "Gương mặt vui, gương mặt buồn..": giúp trẻ nhận biết một số trạng thái, cảm xúc vui buồn, sợ hãi, tức giận..
Ví dụ: Ở chủ đề gia đình:
Khi cho trẻ thăm quan nhà bạn Quốc Anh trẻ rất thích thú và hào hứng khi được đến thăm nhà bạn, trẻ được trò chuyện cùng bà, mẹ trẻ say sưa muá hát tặng bà tặng mẹ thông qua đó kỹ năng xã hội đã được hình thành cho trẻ. Trẻ biết thể hiện tình yêu thương của mình đối với người thân trong gia đình.
Ở chủ đề Phương tiện giao thông: Hoạt động khám phá
Tôi cho trẻ quan sát sự ô nhiễm môi trường do khói bụi, tác hại của việc chưa chấp hành luật lệ giao thông, từ đó dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông như: đội mũ bảo hiểm, đi đúng phần đường quy định, ngồi ngay ngắn trên xe ô tô, xe máy, nhắc nhở bố mẹ và những người lớn xung quanh chấp hành tốt luật giao thông ….
Qua các hoạt động giáo dục theo hướng “lấy trẻ làm trung tâm”, tổ chức các hoạt động với phương châm “cô định hướng- trẻ chủ động và cô trẻ cùng tương tác”. Qua các hoạt động này kỹ năng xã hội của trẻ được tăng lên rõ rệt qua đó tình cảm cũng phát triển
Giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội tốt đẹp cho trẻ còn thể hiện qua những câu truyện bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao...Mỗi câu truyện có những nội dung giáo dục khác nhau vì vậy đòi hỏi giáo viên phải biết lựa chọn câu truyện phù hợp với lứa tuổi, với chủ đề để lồng ghép giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ
Ví dụ: Với bài thơ “Thỏ bông bị ốm” chủ đề Động vật: Tôi trò chuyện với trẻ để trẻ hiểu Bạn Thỏ bị đau bụng vì lý do gì? Qua đó giáo dục kỹ năng an toàn, tự bảo vệ (không ăn thức ăn chưa được nấu chín, không ra gần bờ ao, giếng nước dễ xảy ra tai nạn)...
Với câu truyện “Chú vịt xám” tôi giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ: “Khi được bố mẹ cho đi công viên, siêu thị hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” qua đó tôi đặt ra những câu hỏi tình huống dạy trẻ, nếu chẳng may con bị lạc thì con sẽ làm thế nào? Tôi đã cho trẻ suy nghĩ và mời trẻ đưa ra cách giải quyết, tôi lắng nghe ý kiến của trẻ, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi: Theo con làm như vậy có được không? Tại sao?. Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ, bé hãy bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ bị lạc chờ vì bố, mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm, nếu muốn nhờ người lớn gần đó giúp đỡ phải tìm công an hoặc những người mặc đồng phục (bảo vệ, nhân viên) ở gần chỗ đó để nhờ giúp đỡ để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ vì có thể đó sẽ là kẻ xấu lợi dụng cơ hội làm hại...
Điều đặc biệt là thông qua hoạt động học đã tổ chức những hoạt động phát triển tình cảm kĩ năng xã hội nhằm cung cấp những kĩ năng đơn giản trong cuộc sống hàng ngày cho trẻ như hoạt động:
Bên cạnh đó tôi đã tận dung khuôn viên sẵn có ở trường như khu bể cá.Tôi tôt chức hoạt động học: “ Dạy trẻ kỹ năng với cá” Trẻ được mặc trang phục bác nông dân, đeo giỏ, cầm vợt và được thực hành vớt cá trẻ hứng thú say sưa hoạt động sau đó mang cá vớt được cho các cô nuôi chế biến thành món ăn và trẻ được thưởng thức sản phẩm của mình trẻ rất vui và phấn khởi.
Với các kỹ năng trộn hoa quả, tách ngô, đóng xôi, làm bánh trôi, nhặt rau giúp mẹ, dạy bé không đi theo người lạ, bỏ rác đúng nơi quy định, ép hoa quả, bóc quýt, đi dép.... đã tổ chức trẻ được thực hành thưc tế qua đó hình thành cho trẻ các kỹ năng
Ngoài ra còn tổ chức cho trẻ những buổi trải nghiệm, tham quan dã ngoại để cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Như cho trẻ thăm quan nhà bạn, đi Siêu thị, đi dâng hương bia tưởng niệm liệt sĩ Phường Hùng Vương
Tóm lại: Ở mỗi chủ đề giaó viên có thể lựa chọn các kỹ năng để dạy trẻ thông qua các hoạt động gần gũi phù hợp với trẻ, nhằm hình thành kỹ năng sống đơn giản cần thiết cho trẻ ngay từ những ngày đầu đến lớp.
Giải pháp 3: Làm tốt công tác truyền thông cộng đồng
Là giáo viên tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải là chuyện một sớm một chiều mà là cả một quá trình. Các kỹ năng sống phải được giáo dục, rèn luyện đồng nhất thì mới bền vững và thành kỹ xảo. Nếu chỉ dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường thôi thì chưa đủ. Ở gia đình trẻ được tiếp thu các kỹ năng một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà lại hiệu quả cao. Trẻ khó mà có kĩ năng chờ đợi đến lượt, lễ phép, nhường nhịn, quan tâm tới sự công bằng... khi chúng chỉ được thực hành ở lớp và không được thực hành trong gia đinh và cộng đồng.
Nội dung, hoạt động đã lựa chọn, thời gian đã sắp xếp, phân bổ, tiếp theo là tính đến nguồn kinh phí để thực hiện và duy trì. Vâng sẽ rất đơn giản khi chúng ta áp dụng giải pháp này của chúng tôi. Nguồn kinh phí được chúng tôi được chúng tôi tìm đến đó là nhà trường và xã hội hóa từ các bậc phụ huynh.
Từ phía nhà trường thì đa phần các trường mầm non hiện nay đều có góc thiên nhiên. Với những trường có diện tích nhỏ có thể trồng vào chậu tự tạo, tự chế mà trên mạng internet đã hướng dẫn hiện nay rất nhiều. Trường tôi có khuôn viên rộng, cụ thể lớp tôi được phân một mảnh vườn nhỏ với diện tích là 2 mét vuông. Chúng ta có thể tăng gia sản xuất bằng việc trồng rau hay một số cây ăn quả để phục vụ cho việc làm những món ăn như: rau mùi làm nộm su hào, hành lá để cuốn, rau cải để thái nhỏ, rau muống để trẻ nhặt, quất để pha nước quất… Ngoài ra, chúng tôi trình bày với ban giám hiệu nhà trường kết hợp với bếp ăn trong những giờ ăn phụ của trẻ, đặc biệt là những buổi ăn phụ trùng với một số món ăn chúng tôi đã dự kiến trong kế hoạch như: ăn phụ sữa chua – làm món quả dầm sữa chua, uống nước cam – vắt nước cam, ăn phụ quả - các món về quả…
Về phía phụ huynh đây là nguồn ủng hộ kinh phí lớn và nhiệt tình nếu như ta thực hiện đúng cách và hợp lí . Ngay từ đầu năm học khi lập kế hoạch tôi đã tìm ra phương án hỗ trợ từ phía phụ huynh và tìm hiểu xem phu huynh có những nguồn gì để hỗ trợ. Với đặc thù của trường là nằm ở khu ven đô thành phố, nhà các phụ huynh vẫn còn nhiều vườn để trồng trọt hoa màu cho nên tôi đã tận dung và khai thác xem nhà phụ huynh nào có thể cung cấp những rau củ quả gì cho trẻ hoạt động. Đầu tiên tôi đã trao đổi gián tiếp qua các mảng tuyên truyền của lớp về chủ đề thực hiện và những điểm mới, điểm hấp dẫn, điểm thay đổi trong chủ đề đặc biệt là trong mảng tuyên truyền chuyên đề: “Giáo dục theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm”. Đồng thời tôi cũng trao đổi trực tiếp với Ban đại diện phụ huynh lớp và những bậc phụ huynh nhiệt thường xuyên tham gia vào các hoạt động, phong trào của lớp về kế hoạch thực hiện của lớp. Tìm hiểu từ phiá phụ huynh có thể cung cấp một số loại rau, củ, quả mà nhà trồng được để khai thác đưa vào tổ chức hoạt động. Trẻ cần được trải nghiệm thực tế để phát huy khả năng, sức sáng tạo, hợp tác, để hình thành cho trẻ các kỹ năng xã hội.
Sau đó tôi lập kế hoạch phụ huynh ủng hộ tùy từng chủ đề.
VD: Chủ đề nghề nghiệp - nhánh “Bác nông dân” sản phẩm của bác nông dân rất đa dạng, với các món ăn như: quả dầm sữa chua, xiên quả, bày quả, pha chế si rô, nước quất như sau:
Phát phiếu thăm dò ý kiến phụ huynh, lập bảng chi tiết phụ huynh ủng hộ
Tuần 1 ủng hộ các loại quả:
Tên
nguyên liêu
|
Tên trẻ
|
Ghi chú
|
Tuần 1
|
|
Quả đu đủ
|
M.Phúc, Minh Anh,
|
|
Quả thanh long
|
T An, Trang, Dương
|
|
Quả chuối
|
Vũ, Khánh, Bảo
|
|
Quả nho
|
Kiêt, Minh, H Anh
|
|
Quả xoài
|
Huy, Khánh, Dung
|
|
Quả dưa hấu
|
Trúc, Trí, B. Thành
|
|
Quả cam
|
Anh Minh, Phước
|
|
Tuần 2 ủng hộ các loại rau củ:
Tên
nguyên liêu
|
Tên trẻ
|
Ghi chú
|
Tuần 2
|
|
Rau cải
|
Uyên, Kiệt, Khải
|
|
Su hào
|
Quỳnh ,Đăng, Hiếu
|
|
Củ đậu
|
Ngọc, Nhi, D. Anh
|
|
Quả đỗ
|
T.Phúc, Khang, Thành
|
|
Cà rốt
|
H. Phúc, Diệu Anh
|
|
Cà chua
|
Minh Đặng Thành
|
|
Khi đã tìm hiểu về nguồn cung cấp nguyên liêụ và lập kế hoạch xong. Tôi tận dùng các không gian để tổ chức các hoạt động cho phong phú và hấp dẫn trẻ hơn. Không chỉ gò bó trong lớp học mà tôi đã tận dụng hành lang lớp học, ngoài trời, khu dân gian để tổ chức các hoạt động nhằm tăng sự thích thú, tò mò ham hiểu biết để khích thích sự khám phá của trẻ. Tôi đã xây dựng gian hàng khu chợ quê, với đặc thù của trường tôi nằm ở ven đô thành phố cho nên nguồn cung cấp sản phẩm của bác nông dân rất thuận tiện , đại đa số nhà phụ huynh đều có khu vườn trồng cây, rau, khi đươc cô giáo phổ biến trên trang zalo của lớp phu huynh rất nhiệt tình ủng hộ và mang đến rất nhiều các loại như rau, củ quả.... để phục vụ cho khu chợ quê. Bên cạnh đó cô giáo cô sưu tầm phế liệu, tái chế lại với chi phí nhỏ, qua đó phát huy được tính sáng tạo, tâm huyết của giáo viên với nghề. Dưới bàn tay khéo léo của giáo viên những món đồ, gian hàng cực kì đẹp mắt, lung linh hấp dẫn trẻ mà lại không mất tiền mua.
Như vậy là chúng ta đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất. Mỗi phụ huynh góp một loại quả, 1 loại rau củ góp phần vật chất nhỏ bé của mình để tổ chức hoạt động cho trẻ. Giáo viên say sưa tâm huyết, nhà trường tạo mọi điều kiện thì việc đưa những hoạt động thực tiễn để phát huy tính tích cực và hợp tác của trẻ trong hoạt động vui chơi sẽ không còn băn khoăn về kinh phí nữa mà qua hoạt động vui chơi hình thành cho trẻ kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ, người bán hàng với người mua hàng, giữa cô với trẻ thông qua thao tác với đồ vật thật trẻ rất thích thú và hoạt động tích cực. Do đó công tác truyền thông cộng đồng, phụ huynh và kết hợp với các bộ phận trong nhà trường đã gặt gái được nhiều kết quả tạo được sự phấn khởi của phụ huynh học sinh
2.3. Tính sáng tạo:
Giáo viên đã tận dụng nguồn ủng hộ từ phía phụ huynh, sử dụng vật thật (rau, củ, quả..)cho trẻ thực hành, rèn cho trẻ các kỹ năng đơn giản như kỹ năng nhặt rau, cắt quả, trộn quả, xúc quả. Các buổi tổ chức hội chợ quê, rèn cho trẻ kỹ năng sắp xếp các mặt hàng, kỹ bó rau, đóng túi, giao tiếp với mọi người mạnh dạn tự tin hơn.. Giáo viên tổ chức giáo dục trẻ có hệ thống hơn, cụ thể hơn, không bị trùng lặp, không bị lãng quên. Giáo viên dễ kiểm soát đánh giá được chất lượng các hoạt động hàng ngày của mình đối với trẻ. Đưa ra các được các biện pháp phù hợp với trẻ lên 3, phù hợp với từng cá nhân trẻ
Làm tốt công tác tuyên truyền, giúp phụ huynh nắm được những kiến thức cơ bản trong cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Tạo sự gắn kết mật thiết giữa cô với mẹ, giữa nhà trường và gia đình, xây dựng ngôi trường thân thiện học sinh tích cực.
Tận dụng được các điều kiện thực tế, (các tình huống xảy ra, khi ấy cô và trẻ cùng giải quyết), nắm bắt được mọi cơ hội để dạy kỹ năng sống cho trẻ, xây dựng nội dung cho từng chủ đề, tận dụng mọi không gian để tổ chức hoạt động rèn kỹ năng cho trẻ.
2.4. Khả năng áp dụng, nhân rộng:
Sáng kiến của tôi đã được áp dụng tại lớp 3 tuổi C1 và có hiệu quả cao. Thể hiện qua việc đánh giá chất lượng giáo dục trẻ cuối năm của nhà trường. Các lĩnh vực khác tỉ lệ xếp loại tốt và đạt trên 80%, riêng lĩnh vực giáo dục tình cảm kỹ năng xã hội trẻ lớp tôi được đánh giá trên 90% xếp loại tốt. Đã được ban chất lượng của nhà trường đánh giá cao và chọn làm lớp điểm thực hiện chuyên đề của trường.
Với đề tài có thể áp dụng với trẻ toàn trường và nhân rộng tại các đơn vị trường bạn trong Quận
2.5. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:
a. Hiệu quả kinh tế:
Tiết kiệm được kinh phí tổ chức hoạt động cho trẻ thông qua việc vận động phụ huynh chung tay, góp sức ủng hộ nguyên liệu để trẻ “học mà chơi, chơi mà học”
- Áp dụng các giải pháp vào tổ chức hoạt động kỹ năng sống cho trẻ trong năm qua kết hợp với phụ huynh, các buổi trải nghiệm kỹ năng sống số tiền không phải mua là
+ 1 chủ đề x 500.000đ = 500.000 đồng.
+ 10 chủ đề x 500.00đ = 5.000.000đồng.
+ 3 lớp 3 tuổi của nhà trường cùng thực hiện: 3 lớp x 5.000.000đ= 15.000.00 đồng
b. Hiệu quả xã hội:
Tạo cơ hội cho trẻ trau dồi kiến thức kỹ năng giao tiếp trong quá trình thảo luận, xử lí các tình huống phát sinh trong cuộc sống linh hoạt. Từ đó giúp trẻ thực hiện tốt các quy tắc ứng xử xã hội, có thái độ hành vi tốt đúng mực phù hợp với độ tuổi, phù hợp với nhận thức của bản thân.
Trẻ khám phá từ đó kích thích sự sáng tạo, tính tích cực và ham học hỏi của trẻ. Trẻ không còn bỡ ngỡ với những đồ dùng, nguyên liệu thật, được làm quen với một số món chế biến đơn giản. Phát triển không chỉ tư duy, óc sáng tạo mà còn phát triển cả thể chất cho trẻ. Trẻ sẽ tự tin, chủ động để bước vào tương lai.
Xây dựng được mối quan hệ thân thiết, gắn kết giữa nhà trường và phụ huynh góp phần chung tay giúp thế hệ mầm non tương lai của đất nước ngày càng phát triển hơn. Phụ huynh sẵn sàng sưu tầm ủng hộ các loại hoa quả để cô và trẻ hoạt động. Chính điều đó khiến họ thêm tin tưởng vào khả năng tổ chức các hoạt động của giáo viên cũng như tổ chức tốt các ngày lễ hội cho trẻ. Số lượt phụ huynh theo dõi và chia sẻ các nội dụng, hoạt động của nhà trường ngày càng đông trên trang zalo của lớp và Facebook của nhà trường
c. Giá trị làm lợi:
Phát triển công tác xã hội hóa của trường: thông qua việc vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên liệu để trẻ thao tác chế biến sẽ tăng cường mối quan hệ cũng như thu hút sự quan tâm của phụ huynh trong công tác phối kết hợp nuôi dạy trẻ. Giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Ngay chính bản thân giáo viên như chúng tôi cảm thấy hứng thú hơn trong công việc, yêu nghề hơn, mến trẻ hơn vì đã tìm được thêm niềm vui cho trẻ nhỏ
P, Hùng Vương ngày 06 tháng 01 năm 2020
PHỤ LỤC
Một số giáo án minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế
Giáo án 1: Đề tài “ Dạy trẻ kỹ năng vớt cá”
I/ Mục đích yêu cầu
-Trẻ biết được cá là động vật sống ở dưới nước, trẻ biết dùng vợt để vớt cá.
- Trẻ có kĩ năng sử dụng vợt để vớt cá, và đổ cá vào chậu biết hợp tác cùng bạn trong nhóm
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
II/ Chuẩn bị
- Bể cá, cá, vợt chậu.
- Khăn. Nhạc bài hát “ Cá vàng bơi”, “ Cá ơi”
III/ Tổ chức hoạt động
*Gây hứng thú: Hát bài “ Cá vàng bơi”
- Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát có con gì? Cá sống ở đâu?
- Ngoài con cá vàng các con còn biết con cá gì nữa?
*HĐ 1: Chú cá đáng yêu
- Các con cùng quan sát xem có những chú cá gì?
- Nó đang làm gì?
- Ở lớp mình bạn nào đã được đi vớt cá?
- Khi đi vớt cá các con cần có đồ dùng gì? Cá vớt được cá để vào đâu?
- Cô giới thiệu đồ dùng để vớt cá, cách sử dụng vợt? Chậu đựng cá?
- Cô vớt cho trẻ xem.
* Cô dùng vợt vớt cá, khi vớt được cá cô đổ chậu khéo léo không để cá rơi( nhẩy ) ra ngoài.
* HĐ 2: Trẻ trải nghiệm đi vớt cá
- Chuẩn bị trang phục ( quần áo, đội khăn ...) trẻ tự lựa chọn đồ dùng
- Cho trẻ thi đua giữa 2 đội.
- Lần 1: Đội 1 thực hiên, đội 2 quan sát
- Lần 2: Đội 2 thực hiên, đội 1 quan sát
*C/c . Trẻ dùng vợt để vớt cá, khi vớt được cá đổ vào chậu không để cá rơi ra ngoài. Trong cùng một thời gian đội nào vớt được nhiều cá đội đó dành chiến thắng.
- Cô bao quát, động viên khuyến khích trẻ
* Kết thúc cô nhận xét tuyên dương trẻ.
Hình ảnh: “ Bé vớt cá”
Giáo án 2: Đề tài “ Dạy trẻ tuốt rau ngót”
I.Mục đích- yêu cầu:
- Trẻ biết được tên rau,và biết cách thực hiện kĩ năng tuốt rau ngót.
- Luyện kĩ năng cầm tuốt rau, phân loại lá cộng. Phát triển cơ tay và rèn khả năng chú ý sự khéo léo.
- Giáo dục trẻ ăn rau có nhiều VTM và muối khoáng. Biết giúp đỡ bố mẹ.
III. Chuẩn bị :
- Bài đồng dao: ‘‘Rềnh rềnh rang ràng”
- Rau ngót, rau cải, rổ đựng, canh rau ngót, thìa.
- Bàn, hình ảnh lá rau, cộng rau, nhạc.
III. Tiến hành
* Gây hứng thú: Cô cùng trẻ đọc dao: ‘‘Rềnh rềnh rang ràng”
- Trong bài đồng dao có những loại rau gì?
- Cho trẻ được ném canh và đoán xem vừa được ăn canh rau gì?
- Cháu vừa được ăn canh rau gì?
- Ăn canh rau ngót có nhiều chất gì?
* HĐ 1: Dạy trẻ tuốt rau ngót”
- Cho trẻ đi xung quanh lớp chọn rau ngót và quan sát nhận xét.
+ Con lấy được rau gì? ( Cho nhiều trẻ nhận xét). Cô khẳng định lại.
- Theo các con ăn được phần gì của rau?
- Muốn lá rời khỏi cộng chúng mình phải làm gì?
- Cho trẻ trải nghiệm tuốt thử.
+ Lá để vào đâu?
+ Cộng để vào đâu?
- Cô quan sát hướng dẫn trẻ cách tuốt.
* Cô khẳng định cách tuốt rau: Cần có rau, rổ dựng lá, đựng cộng. Cô cầm rau bằng tay phải, cô tuốt từ trên xuống dưới, cô để lá vào một rổ, cộng để vào một rổ...
* HĐ 2: Bé luyện kĩ năng
*TC1. Thi xem đội nào nhanh
- Trẻ về làm 4 đội thixem đội nào tuốt rau nhiều hơn.( Thời gian là 1 bản nhạc đội nào tuốt được nhiều rau đội đó giành chiến thắng)
- Cô quan sát sửa kĩ năng cho trẻ.
* TC2. Ai giỏi nhất
- Cho trẻ phân loại lá – cộng
- Cô đã chuẩn bị 2 rổ, 1 rổ để lá và 1 rổ để cộng. Các con hãy để đúng lá vào rổ lá, cộng để vào rổ cộng, thời gian là 1 bản nhạc.
- Cô cùng trẻ quan sát và nhận xét.
- Các con thích ăn món gì với rau này?
- Cô cháu chuyển rau xuống cho các cô nhà bếp chế biến.
Hình ảnh: “ Bé tuốt rau ngót”
Giáo án 3:Đề tài “ Kỹ năng trộn hoa quả”
I. Mục tiêu
- Trẻ biết tên một số loại quả, các nguyên liệu để làm ra món hoa quả trộn
- Trẻ biết quy trình trộn quả
- Trẻ làm quen với kĩ năng cắt, xúc, trộn quả.
- Rèn kỹ năng lấy vừa đủ ăn theo nhu cầu.
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động. Biết trong quả có chứa nhiều Vitamin ăn quả trộn tốt cho sức khỏe
II. Chuẩn bị
- Kệ hàng để cốc, thìa, đĩa , dao, quả rửa sach, sữa chua, sữa đặc, khăn, bàn...Trang phục
- Bố trí theo không gian của quầy trộn quả, các loại quả: Thanh long, đu đủ, dưa hấu..
III. Cách tiến hành
* Hoạt động 1: Tạo cảm xúc
- Xin chào các bé với đến với cửa hàng trộn hoa quả. Cửa hàng của tôi hôm nay có nhiều món, mời các bé đến thưởng thức và cho nhận xét ( trẻ ăn thử)
- Con vừa được ăn quả gì? Có vị gì? Có những loại qủa gì?
- Hôm nay cô cháu mình cùng nhau làm những “Đầu bếp nhí”
- Để làm được món hoa quả trộn các con cần có những nguyên liệu gì?
- Cô sẽ chia thành 2 đội
- Nhóm 1: Chọn quả - chế biến
- Nhóm 2: Trộn quả
- Cho trẻ lựa chọn vai chơi.
* Hoạt động 2: Bé thực hành
- Trẻ về đội của mình và thực hành
- Đội 1: Chọn quả - chế biến
* Cô làm mẫu: Cô dùng dao cắt quả thành những lát nhỏ sau đó cô để ra đĩa ( Cô cầm dao bằng tay phải )
- Trẻ thực hành theo nhóm ( nhóm 2 về vị trí chuẩn bị đồ dùng nguyên liệu)
+ Nhóm 2: Trộn quả
* Cô làm mẫu: Cô dùng thìa xúc quả các bạn đã cắt đổ vào đĩa sau đó cô múc 2 thìa sữa đặc, rót 1 chút sữa tươi vừa đủ tươi trộn đếu với quả vào nhau tạo thành món hoa quả trộn.
- Trẻ thực hành theo đội ( Nhóm 1 về vị trí chuẩn bi đồ dùng trang trí để chuẩn thưởng thức)
- Cô quan sát, hỗ trợ trẻ khi thấy các tình huống cần giúp đỡ.
- Cho các nhóm thu dọn đồ dùng
* Hoạt động 3: Chia sẻ, thưởng thức rút kinh nghiệm.
- Đàm thoại với trẻ về các đĩa hoa quả trộn
+ Các cháu vừa được làm gì? Các con cảm thấy như thế nào?
+ Con được ăn quả gì trộn?
- Ăn quả trộn các thấy ntn? Ăn vào giúp cơ thể ntn?
Hình ảnh: “ Bé trộn quả”
Giáo án 4: Đề tài: “ Bé tặng quà và nhận quà”
I/ Mục đích – Yêu cầu:
- Trẻ biết tặng quà và nhận quà bằng 2 tay. Biết thể hiện thái độ tình cảm khi tặng quà và nhận quà.
- Rèn kỹ năng thể hiện tình cảm và thái độ phù hợp khi nhận quà và tặng quà
- Giaó dục trẻ có thái độ hòa nhã, vui vẻ, trân trọng và lịch sự khi trao tặng hay nhận quà.
II/ Chuẩn bị:
- Vi deo câu chuyện: “Thỏ trắng biết lỗi”, ti vi
- Hộp quà, nơ, bím tóc,mũ, đồ chơi đủ cho số lượng trẻ, hoa, sản phẩm trẻ làm.
- Bài hát mừng sinh nhật
III/ Tiến hành:
* HĐ1: Mừng sinh nhật.
- Cô cùng trẻ hát vận động bài “Mừng sinh nhật”
- Trò chuyện cùng trẻ:
+ Các con vừa hát bài hát gì? Đã bao giờ con được tổ chức sinh nhật chưa?
+ Con được tặng những gì trong ngày sinh nhật?
+ Khi được nhận quà con cảm thấy như thế nào? Con sẽ làm gì với món quà đó?
=> Cô khái quát lại, dẫn dắt giới thiệu nội dung câu chuyện: “Thỏ trắng biết lỗi”
- Cho trẻ hát bài : “Đi chơi” để chuyển đội hình ngồi vòng cung dưới sàn trước máy ti vi
* HĐ2: Thỏ trắng biết lỗi
- Cô cho trẻ xem vi deo: Thỏ trắng biết lỗi
- Đàm thoại: Con vừa gặp những ai? Các bạn ấy làm gì?
+Thỏ trắng đã nhận quà như thế nào? ( Bạn thỏ trắng đã vui vẻ khi nhận quà chưa? )
+ Khi nhận quà con nhận như thế nào? Con sẽ nói gì với bạn?
+ Con thích cách tặng quà của bạn nào nhất? Vì sao?
+ Khi tặng quà cho bạn con tặng như thế nào? Vì saocon phải tặng như vậy? Con sẽ nói gì với bạn?
=> Cô khẳng định: Khi tặng quà các con đứng ngay ngắn, vui vẻ tặng quà bằng 2 tay, nói lời tặng, lời chúc mừng. Khi được nhận quà các con hãy vui vẻ nhận quà bằng 2 tay và nói lời cảm ơn.
* HĐ3: Bé nhận quà và tặng quà
- Cô cho trẻ về 2 nhóm ( nam, nữ) cô tặng mỗi nhóm 1 hộp quà.
- Cô cho trẻ ngồi xuống mở món quà cô tặng.
- Hỏi trẻ:+ Con nhận được quà gì?
+ Món quà này thường là đồ dùng của bạn trai hay bạn gái?
+ Con sẽ làm gì với món quà này? Con sẽ tặng món quà này cho ai? Vì sao con muốn tặng bạn?
+ Khi tặng thì con tặng như thế nào? Con sẽ nói gì với bạn?
- Cô cho 2 nhóm tặng quà cho nhau.
- Cô cho trẻ nhận xét về cách tặng quà và nhận quà.
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ, cho trẻ hát bài hát: Tìm bạn thân” cất hộp quà.
* HĐ4: Bé tặng quà các cô bác
- Hỏi trẻ: Ngoài các bạn lớp mình ra con đã tặng quà cho ai khác chưa?
- Con thường tặng quà vào dịp nào?
+ Khi tặng quà người lớn, con tặng như thế nào? Con sẽ nói gì khi tặng quà người lớn( Kính tặng cô, bác ạ)
+ Con sẽ nói gì khi được nhận quà người lớn tặng( hỏi nhiều trẻ)
+ Nếu người lạ cho quà con có nhận không? Vì sao?
=> Cô nhấn mạnh: Để thể hiện tình cảm của mình với người thân chúng mình có thể tặng quà vào các dịp sinh nhật, những ngày lễ tết, gần nhất là ngày 20-10. Khi tặng quà người lớn chúng mình tặng quà bằng 2 tay, nói lời kính tặng, lời kính chúc. Khi được nhận quà các con hãy vui vẻ nhận quà bằng 2 tay và nói lời cảm ơn. Giáo dục trẻ không nên nhận quà từ người lạ.
- Cô cho trẻ tặng quà cho các cô các bác từ những sản phẩm trẻ làm ra.
- Kết thúc tiết học.
Hình ảnh: Hoạt động học: “ Bé tập đóng xôi”
Hình ảnh “Khu chợ quê”