I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Sáu năm đầu đời được coi là thời kì “vàng” đối với cuộc đời mỗi con người. Vì vậy, giáo dục mầm non tốt sẽ là tiền đề để hình thành một cá nhân toàn diện. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học ở trường mầm non ngày càng được chú trọng. Dạy học thông qua thực hành trải nghiệm là một phương pháp có nhiều ưu điểm và kích thích được tiềm năng trí tuệ của trẻ. Hoạt động thực hành trải nghiệm là phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được tự tiếp xúc, ứng xử, khám phá một cách tự nhiên với môi trường xung quanh.
Hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ mầm non cũng là một nhiệm vụ đang được ngành giáo dục triển khai và thực hiện khá tốt trong trường mầm non .Tùy theo lứa tuổi, các cháu sẽ được bắt đầu làm quen với các kỹ năng như giao tiếp, thích nghi, khám phá thế giới xung quanh, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tạo niềm vui, tự bảo mình, kỹ năng làm việc nhóm, và kỹ năng tự quyết một số tình huống phù hợp với lứa tuổi.
Chính vì vậy tôi đưa ra một số giải pháp “ Tăng cường các hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi lớp 5A1 trường MN Hùng Vương trong hoạt động học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ trong trường mầm non.
2. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ 5-6 tuổi lớp 5A1, trường MN Hùng Vương.
3. Mục tiêu của biện pháp
Qua hoạt động thực hành trải nhiệm giúp trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan ( nghe, nhìn, chạm, ngửi…) để tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận được lâu hơn. Giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin. Hoạt động thực hành trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ và cả việc dạy của giáo viên trở nên thú vị hơn.
II. Nội dung
1.Thực trạng
Để phát triển TCKN&XH cho trẻ trong hoạt động học thông qua hoạt động thực hành trải nghiệm, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ tại lớp mình qua các giờ học, cũng như các hoạt động trong ngày tôi nhận thấy thưc trạng như sau:
- Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm, tạo điều kiện và chỉ đạo sâu sát của BGH nhà trường, cũng như sự ủng hộ , phối kết hợp của các bậc phụ huynh học sinh.
+ Đa số trẻ ngoan, lễ phép, đi học chuyên cần và thích tham gia vào các hoạt động.
+ Diện tích sân rộng, đẹp, lớp học thoáng mát cơ sở vật chất đầy đủ phù hợp cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ.
- Khó khăn:
+ Các hoạt động thực hành trải nghiệm ít được giáo viên xây dựng, tổ chức hoạt động học, thường là các hoạt động ngoài nhà trường.
+ Giáo viên thường ngại tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm vì phải chuẩn bị nhiều đồ dùng, các đồ dùng của họat động này đa phần là vật thật; hình thức và phương pháp tổ chức của giáo viên hiệu quả chưa cao, chưa tận dụng mọi cơ hội, không gian trong nhà trường.
+ Không gian mới chỉ thực hiện trong lớp học chưa mở rộng.
+ Trẻ ít được thực hành trải nghiệm do vậy không có kỹ năng.
+ Các bậc phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến hoạt động này, mà thường hay làm hết mọi việc giúp đỡ trẻ, làm mất cơ hội để trẻ thực hiện.
2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của biện pháp.
* Cơ sở lý luận
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm sẵn có. Như vậy thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng từ đó hình thành năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Hoạt động trải nghiệm được sử dụng như là một hình thức, một phương pháp, quan điểm giáo dục ở nhiều nước trên thế giới. Các nhà giáo dục dựa vào trải nghiệm như là cách phát triển kinh nghiệm mỗi cá nhân.
Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó. Như vậy trẻ rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên.
* Cơ sở thực tiễn
Qua khảo sát đầu năm tại lớp tôi, với số lượng 41 cháu thì kết quả như sau:
Nội dung
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
Số trẻ
|
Tỷ lệ
|
Số trẻ
|
Tỷ lệ
|
Trẻ có kỹ năng cơ bản trong hoạt động thực hành trải nghiệm
|
10
|
24%
|
31
|
76%
|
Đánh giá lĩnh vực TCKN&XH
|
17
|
41%
|
24
|
59%
|
3. Áp dụng biện pháp
Do vậy tôi xây dựng một số giải pháp “Tăng cường các hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ 5-6 tuổi lớp 5A1 trường MN Hùng Vương thông qua hoạt động học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm " cụ thể như sau:
Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung để xây dựng kế hoạch phù hợp với trẻ.
Lập kế hoạch cụ thể giúp giáo viên chủ động về thời gian, tận dụng được các cơ hội sẵn có để tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ theo đúng nguyên tắc, mục tiêu, nội dung dành cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Nên ngay từ đầu năm tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể các nội dung và thời gian dự kiến như sau:
Bước 1: Xác định các hoạt động thực hành trải nghiệm cần hướng dẫn cho trẻ dựa vào mục tiêu và nội dung giáo dục trẻ ở độ tuổi 5-6 tuổi. Khảo sát khả năng trẻ trong lớp lựa chọn kĩ năng phù hợp, thích ứng với những thay đổi trong thời gian biểu sinh hoạt hàng ngày.
Bước 2: Xác định thời gian tổ chức hoạt động : xác định thời điểm trong chế độ sinh hoạt một ngày, chủ đề và độ dài thời gian có thể hướng dẫn.
Bước 3: Lựa chọn những phương pháp và hình thức giáo dục thích hợp dựa vào nội dung hoạt động thực hành trải nghiệm, đặc điểm lứa tuổi trẻ 5-6 tuổi. Hoạt động giáo dục phù hợp với ý thích của trẻ, với kĩ năng sống cần hình thành, với điều kiện kinh tế, phong tục, tập quán của gia đình, địa phương.
Bước 4: Xác đinh các điều kiện thực hiện: Mỗi hoạt động thực hành trải nghiệm ở trẻ mẫu giáo đều cần phải có đồ dùng, không gian, mối liên hệ tương tác giữa các thành viên khác nhau để hình thành, duy trì, và phát triển.
Bước 5: Lập kế hoạch học tập đưa các hoạt động trải nghiệm vào kế hoạch chăm sóc - giáo dục , sao cho phù hợp với mục tiêu chung, điều kiện, hoạt động giáo dục, hoạt động phối hợp với gia đình đã tích hợp trong kế hoạch chăm sóc - giáo dục .
Biện pháp 2: Đẩy mạnh công tác truyền thông tới phụ huynh, tận dụng các nguồn nguyên học liệu.
Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Để tổ chức tốt hoạt động thực hành trải nghiệm ngay từ đầu năm tôi đã tôt chức hoạt động truyền thông tới các bậc phụ huynh.
Qua bảng thông báo của nhà trường và qua góc “ Cha mẹ giúp bé” của lớp tôi cung cấp những kiến thức, kỹ năng của hoạt động thực hành trải nghiệm sắp tổ chức để khi ở nhà cha mẹ có thể hướng dân, ôn luyện cùng con. Trẻ được thực hành nhiều lần sẽ khắc sâu kiến thức, không những thế mà qua đây tình cảm của cha mẹ với con cái càng trở nên gần gũi hơn.
Thông qua cuộc họp phụ huynh định kì (2 lần/năm) để thông báo cho gia đình những hoạt động thực hành trải nghiệm của các con, thảo luận về các hình thức phối hợp giữa gia đình và lớp. Kết hợp phổ biến các kiến thức, nội dung hoạt động cho cha mẹ trong những giờ đón trả về các kỹ năng mà trẻ được tham gia để từ đó về nhà phụ huynh có thể hướng dẫn, cùng con ôn luyện, khắc sâu lại những kỹ năng mà trẻ đã được thực hiện trên lớp: bố mẹ có thể chuẩn bị nguyên liệu cùng con làm món hoa quả dầm hoặc cùng con làm bánh pizza, bánh mỳ bate….
Trao đổi trực tiếp với phụ huynh hoặc qua điện thoại để kịp thời nắm tình hình của trẻ, trao đổi với phụ huynh những nội dung và biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ tại nhà, bàn bạc cách giải quyết những khó khăn mà phụ huynh gặp phải trong quá trình giáo dục trẻ để kịp thời đưa ra các biện pháp nhằm tác động tới trẻ một cách hiệu quả nhất.
Qua những ứng dụng trong công nghệ thông tin tôi sẽ sử dụng một số phần mềm như Viva Video, Corel Video Sudio… để tự tạo cideo hướng dẫn trẻ các bước thực hiện những hoạt động mà trẻ được thực hiện tại lớp, sau đó sử dụng nhomms Zalo lớp để gửi lại những hình ảnh, kỹ năng, thao tác mà trẻ đã thực hiện cho phụ huynh được biết và phụ huynh sẽ tiếp tục hướng dẫn con tại gia đình. Khuyến khích các bậc phụ huynh tham gia vào quá trình chuẩn bị nguyên học liệu, rèn các kỹ năng cho trẻ tại nhà. Việc tận dụng nguồn nguyên học liệu từ các bậc phụ huynh tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần, tạo nên sự thành công của hoạt động.
Ví dụ: Hoạt động trải nghiệm bé tập làm hoa quả dầm
Giáo viên thông báo phụ huynh chuẩn bị cho mỗi trẻ mang 1 loại quả đến lớp, sữa chua, sữa đặc…khuyến khích các bậc phụ huynh tham gia vào khâu chuẩn bị đồ dùng để tổ chức hoạt động. Kết quả phụ huynh nhiệt tình, trẻ hứng thú tham gia thực hành, trên 90% trẻ có kỹ năng sơ chế quả.
Ví dụ: Bé trải nghiệm kỹ năng đóng xôi
Nắm bắt được nghề nghiệp của từng phụ huynh, trong lớp có phụ huynh nấu xôi bán đồ ăn sáng. Vì vậy tôi mua gạo nhờ phụ huynh nấu giúp, khuyến khích các phụ huynh khác chuẩn bị khuôn đóng và 1 số đồ dùng trong tiết học. Kết quả có 2 phụ huynh nấu ủng hộ xôi và 5 phụ huynh phối hợp trong khâu chuẩn bị đồ dùng. Trẻ tích cực tham gia hoạt động và trên 90% trẻ có kỹ năng đóng xôi tốt.
Bám sát vào kế hoạch, cũng như thực đơn ăn hàng ngày của trẻ tôi tận dụng nguồn nguyên học liệu từ phía nhà trường. Phối hợp với các cô tổ nuôi để tố chưc hoạt động thực hành trải nghiệm cho trẻ.
Ví dụ: Hoạt động kỹ năng bóc trứng.
Nắm bắt được thực đơn mùa hè hàng ngày của trẻ thứ 2 đầu tuần có món “ Trứng cút sốt thịt”. Vậy sáng hôm đó phối hợp với các cô tổ nuôi, tôi thực hiện hoạt động “trải nghiệm kỹ năng bóc trứng”.Thứ 4 hàng tuần có món canh rau ngót nấu thịt bằm, tận dụng nguồn nguyên liệu là rau ngót hôm đó tôi tổ chức tiết học “Bé tuốt rau” và sau đó chuyển cho các cô tổ nuôi nấu.
Biện pháp 3: Phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm.
Những năm gần đây nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, khuân viên sân vườn rộng rãi thoáng mát, có khu thực hành trải nghiệm riêng biệt thuận lợi cho việc tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm phong phú, sáng tạo.Vì vậy phối kết hợp với nhà trường, đồng nhất các hoạt động thực hành trải nghiệm là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả cao.
- Phối hợp với nhà trường xây dựng môi trường trong và ngoài lớp phù hợp tổ chức trải nghiệm.
- Phối hợp với tổ chuyên môn trong việc xây dựng kế hoach giáo dục cho trẻ, lựa chọn những hoạt động trải nghiệm phù hợp với điều kiện tổ chức cũng như khả năng của trẻ.
- Phối hợp với tổ nuôi, bám sát thực đơn ăn hàng ngày của trẻ tận dụng nguồn nguyên học liệu
Ví dụ: Hoạt động kỹ năng bóc trứng.
Nắm bắt được thực đơn mùa hè hàng ngày của trẻ thứ 2 đầu tuần có món “ Trứng cút sốt thịt”. Vậy sáng hôm đó phối hợp với các cô tổ nuôi, tôi thực hiện hoạt động “trải nghiệm kỹ năng bóc trứng”.Thứ 4 hàng tuần có món canh rau ngót nấu thịt bằm, tận dụng nguồn nguyên liệu là rau ngót hôm đó tôi tổ chức tiết học “Bé tuốt rau” và sau đó chuyển cho các cô tổ nuôi nấu.
Ví dụ: Hoạt động kỹ năng vắt nước cam
Trong thực đơn của trẻ bữa phụ uống nước cam, tôi liên hệ với nhân viên nuôi chuyển toàn bộ nguyên liệu lên lớp, sau đó cho trẻ thực hành tự vắt nước cam trên lớp, sau đó trẻ tự thưởng thức thành quả hoạt động của mình.
* Ưu, nhược điểm của biện pháp
- Ưu điểm: Giúp trẻ có những kỹ năng sống cơ bản, tạo hứng thú khi đến trường, tạo ra nhiều những hoạt động trải nghiệm ngoại khóa cho trẻ, tạo niềm tin đối với các bậc phụ huynh. Tập trung tới hoạt động cho trẻ được thực hành kết hợp giáo dục dạy trẻ các kỹ năng cần thiết. Thu hút được sự tham gia của phụ huynh vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Nhược điểm: Hoạt động thực hành trải nghiệm ở nhà trẻ phụ huynh ít cho trẻ thực hành do vậy kỹ năng thao tác với đồ dùng thật còn hạn chế.
* Kết quả đạt được
Sau 1 thời gian áp dụng các giải pháp tăng cường các hoạt động thực hành trải nghiệm cho 5-6 tuổi lớp 5A1 trong hoạt động học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm và có hiệu quả cao. Chất lượng giáo dục đã chuyển biến rõ nét. Giáo viên đã nắm chắc, thành thạo trong việc lựa chọn mục tiêu, nội dung, xây dựng kế hoạch cho nhóm lớp của mình. Linh hoạt sáng tạo trong phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thực hành trải nghiệm. Trẻ thành thạo các kỹ năng cơ bản khi tham gia trải nghiệm, tích cực tham gia các hoạt động, mạnh dạn tự tin khi tham gia hoạt động nhóm, biết phối hợp với các bạn trong nhóm khi thực hiện hoạt động.
Nội dung
|
Đạt
|
Chưa đạt
|
Số trẻ
|
Tỷ lệ
|
Số trẻ
|
Tỷ lệ
|
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
|
39
|
95%
|
2
|
5%
|
- Trẻ có kỹ năng cơ bản trong hoạt động thực hành trải nghiệm
|
35
|
85%
|
7
|
15%
|
- Đánh giá lĩnh vực TCKN-XH
|
38
|
93%
|
5
|
7%
|
III. Kết luận và khuyến nghị
1. Khả năng nhân rộng và hướng phát triển
- Giải pháp của tôi đã được áp dụng tại lớp 5A1 và có hiệu quả cao. Đề tài có thể áp dụng với trẻ toàn trường và nhân rộng tại các đơn vị trường bạn trong Quận.
- Tiếp thực thực hiện giải pháp vào những năm tiếp theo.
2. Bài học kinh nghiệm
- Giáo viên nắm vững phương pháp giáo dục kỹ năng sống cũng như cách thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường mầm non.
- Kỹ năng sống được lồng ghép thông qua các hoạt động trải nghiệm có trong nhà trường và ở mọi lúc mọi nơi…
- Công tác phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, giữa giáo viên chủ nhiệm với trẻ thông qua các kênh truyền thông như zalo, facebook.
- Trong quá trình thực hiện các biện pháp cần chú ý kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để đạt hiệu quả cao.
IV. Phụ lục
Kế hoạch các HĐ thực hành trải nghiệm
Thời gian
( Dự kiến)
|
Nội dung
|
Địa điểm
|
Ghi chú
|
Tháng 9/2021
|
- Tạo hình các con vật từ các loại quả
- Trải nghiệm kỹ năng đóng bánh dẻo.
|
- Lớp học
- Sân trường
|
|
Tháng 10/2021
|
- Trải nghiệm kỹ năng bóc trứng.
- Làm hoa, bưu thiếp tặng bà, tặng mẹ.
|
- Khu trải nghiệm
- Lớp học
|
|
Tháng 11/2021
|
- Làm hoa, bưu thiếp tặng cô.
- Bé làm bánh pizza.
|
- Sân khấu
- Khu trải nghiệm
|
|
Tháng
12/2021
|
- Bé nhặt rau giúp mẹ
- Kỹ năng gọt, thái quả trộn salat
|
- Lớp học
-
|
|
Tháng 01/2022
|
- Kỹ năng mặc, gấp quần áo
- Bé trộn sữa chua nếp cẩm
|
- Lớp học
|
|
Tháng 02/2022
|
- Làm phong bao lì xì
- Kỹ năng gói bánh chưng
|
- Lớp học
- Sân trường
|
|
Tháng 3/2022
|
- Thực hành kỹ năng thoát hiểm khi có cháy.
- Làm bưu thiếp chúc mừng 8/3
|
- Lớp học
- Sân trường
|
|
Tháng 4/2022
|
- Trải nghiệm Cửa hàng nước ép quả.
- Kỹ năng mặc áo đi mưa
|
- Lớp học
|
|
Tháng 5/2022
|
- Bé làm hoa quả dầm
- Trải nghiệm làm muối lạc vừng.
|
- Lớp học
- Khu trải nghiệm
|
|