Chào mừng các bạn đến với trường mầm non Hùng Vương
Cập nhật : 5:22 Thứ sáu, 14/4/2023
Lượt đọc: 522

Thực hiện phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi năm 2023

Số/Ký hiệu: Số 18/KH-MNHVNgày ban hành: 14/4/2023
Ngày hiệu lực: 14/4/2023Người ký: Vũ Thị Thu Hà
Trích yếu: Thực hiện phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi năm 2023
Nội dung:

Thực hiện Công văn 103/GDDT ngày 29/3/2023 về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi năm 2023;

 Trường Mầm non Hùng Vương xây dựng Kế hoạch phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi năm 2023 với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức triển khai kịp thời, thống nhất Quyết định số 1944/QĐ-TTg ngày 18/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Bộ Chính trị (Khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 691/QĐBGDĐT ngày 11/03/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm trong ngành Giáo dục đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 trong toàn ngành Giáo dục của quận.

- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và năng lực hành động của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, người lao động và phụ huynh (sau đây gọi chung là thành viên trong trường học) trong công tác phòng ngừa phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi năm 2023.

2. Yêu cầu

- Tăng cường công tác quản lý, triển khai có hiệu quả hệ thống văn bản về phòng ngừa tội phạm và phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi.

 - Phòng ngừa hiệu quả, không để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật trong nhà trường, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

- Xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên cần chủ động, tích cực triển khai kế hoạch, đảm bảo hiệu quả và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tập trung thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành có liên quan; chuyển trạng thái các mặt công tác từ truyền thống, thủ công sang áp dụng khoa học công nghệ hiện đại, áp dụng chuyển đổi số trong chỉ đạo, quản lý, phòng ngừa, đấu tranh tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi.

2. Chủ động nắm bắt tình hình, không để bị động trước các yếu tố tác động tiềm ẩn nguy cơ xâm hại trẻ em; hạn chế thấp nhất nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các hành vi lệch chuẩn mực xã hội, phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi, phòng ngừa bạo lực học đường, bạo hành trẻ em cả về thể chất và tinh thần. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng để chủ động phòng ngừa, nhằm kiềm chế, giảm số vụ tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến trẻ em dưới 18 tuổi. Tăng cường công tác phối hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Tổ chức xã hội - Các ban, ngành, đoàn thể - Lực lượng Công an, trong đó các nhà trường thực hiện cơ chế giám sát, hỗ trợ.

3. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025”.

4. Chủ động xây dựng kế hoạch tuyên tuyền, phối hợp với chính quyền, ngành chức năng, đoàn thể trong và ngoài nhà trường, trong công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức, kỹ năng, giúp trẻ em nhận diện, biết cách tự bảo vệ bản thân; gắn công tác tuyên truyền phòng, chống xâm hại trẻ em, bạo lực học đường, bạo lực gia đình với các hoạt động: Sinh hoạt chính trị, phong trào thi đua của trường và phong trào, hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để phát huy vai trò tích cực, xung kích của tuổi trẻ.

5. Tăng cường tuyên truyền qua hệ thống thông tin của nhà trường về: Chính sách bảo vệ trẻ em, kết quả Chương trình công tác của Chính phủ, thành phố và công tác giám sát thực hiện pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em. Phối hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên tổ chức các hoạt động nhân 2 Tháng hành động vì trẻ em (tháng 6/2023), Tháng Thanh niên (tháng 3/2023), tạo điều kiện để đoàn viên thanh niên tìm hiểu pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em.

6. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn trường học: đăng tải thông tin trên trang Website, Fanpante của nhà trường để tuyên tuyền phụ huynh và nhân dân, tổ chức sinh hoạt theo chủ đề hoặc lồng ghép vào các hoạt động giáo dục vui chơi của trẻ... với mục đích giáo dục cho trẻ kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em …

- Tổ chức lồng ghép, gắn kết nội dung tuyên truyền phòng ngừa tội phạm với các nội dung tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông; phòng, chống bạo lực học đường; phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác; tuyên truyền phòng ngừa tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật thông qua các chương trình và hoạt động giáo dục của nhà trường; tuyên truyền, giáo dục thông qua hoạt động của Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

- Tăng cường tích hợp nội dung giáo dục phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi vào chương trình tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Triển khai chương trình, tài liệu giáo dục phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi thông qua các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khoá dành cho trẻ.

7. Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em và các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn trường học; nêu cao trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc quản lý, giáo dục trẻ, nâng cao chất lượng công tác phối hợp nhà trường với cha mẹ học sinh trong việc phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em. Công tác tuyên truyền phải tạo chuyển biến về nhận thức để người dân tích cực tham gia phòng ngừa, nâng cao cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm và bảo vệ trẻ em tại cộng đồng.

- Triển khai tài liệu và tổ chức tập huấn hằng năm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về giáo dục phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo phù hợp độ tuổi.

 - Tổ chức tập huấn nghiệp vụ đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, nhân viên làm công tác bảo vệ, thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện.

8. “Phòng ngừa trẻ em bị xâm hại tình dục, phòng ngừa trẻ em bị bạo lực, bạo hành, mua bán”. Xây dựng, củng cố mô hình “An toàn trường học”, “Ứng dụng mạng xã hội trong tuyên truyền phòng, chống tội phạm”; lồng ghép công tác phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình, tội phạm mua bán người với các mô hình xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

9. Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý học sinh nhằm nâng cao công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thông tin học sinh phục vụ công tác thống kê, báo cáo về tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến học sinh;

- Xây dựng tài liệu, dữ liệu trên hệ thống thông tin điện tử để cung cấp tự động về tình hình của học sinh cho các thành viên trong trường học và gia đình học sinh theo dõi, quản lý.

10. Nhà trường tăng cường kiểm tra, giám sát, báo cáo đúng, không che giấu thông tin vụ việc; kịp thời chấn chỉnh việc thống kê, báo cáo không đúng số liệu, để xảy ra các vụ xâm hại trẻ em, bạo lực, bạo hành đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến trẻ.

11. Quảng bá, giới thiệu Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111 (trực 24/7, miễn phí cước gọi); phím số 18006605 của Trung tâm Công tác xã hội thành phố (trong giờ hành chính).

12. Phối hợp giữa trường học, gia đình và các cơ quan ban, ngành của địa phương trong công tác quản lý, phòng ngừa tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi.   - Phối hợp với công an phường Hùng Vương tổ chức các mô hình Câu lạc bộ phòng, ngừa tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong trường học có đủ điều kiện nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của các thành viên tham gia phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật.

- Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình tổ chức tự quản, tự phòng, tự bảo vệ từ gia đình, cộng đồng dân cư và trường học. Tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình Câu lạc bộ hoạt động hiệu quả trong nhà trường.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện phòng, chống phòng tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi.

 - Đưa nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi tích hợp, lồng ghép trong các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khóa phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi.

- Triển khai tài liệu truyền thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho thành viên trong trường và phụ huynh về phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi; xây dựng tin, bài, phóng sự tuyên truyền về các gương người tốt, việc tốt, các mô hình, điển hình về công tác phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật đăng tải trên website, zalo, Fanpante của trường.

- Triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch, báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 20/11 hàng năm và báo cáo các vụ việc đột xuất xảy ra.

       Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuổi của nhà trường, các bộ phận nghiêm túc thực hiện; trong quá trình thực hiện có vướng mắc liên hệ với Ban giám hiệu để cùng giải quyết./.

Địa chỉ: Số 11 - Trương Văn Lực - Hùng Vương - Hồng Bàng - Hải Phòng

Điện thoại 0225.850186 - 0225.538405